Quảng Ngãi sáp nhập với tỉnh nào? Tên gọi mới sau sáp nhập là gì? Khi nào cấp huyện ngừng hoạt động? Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương là gì?
>> Bến Tre sáp nhập với tỉnh nào và tên gọi mới sau sáp nhập tỉnh 2025?
>> Anh Trai Say Hi Concert 6 diễn ra ngày nào? Ở đâu? Giá vé bao nhiêu?
Theo Nghị quyết 60-NQ/TW Nghị quyết hội nghị lần thứ 11 ban Chấp hành Trung ương Đảng ban hành ngày 12/4/2025 vừa công bố danh sách dự kiến tên gọi các tỉnh thành sau sáp nhập.
Theo đó, tỉnh Quảng Ngãi sẽ sáp nhập với tỉnh Kon Tum lấy tên mới sau sáp nhập là tỉnh Quảng Ngãi, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh Quảng Ngãi hiện nay.
Ngoài ra, sau sáp nhập Việt Nam có 34 đơn vị hành chính gồm 06 thành phố trực thuộc trung ương và 28 tỉnh, 29 tỉnh sẽ không còn tồn tại sau sáp nhập.
>> Xem chi tiết tại bài viết:
Tên các tỉnh không còn tồn tại sau sáp nhập theo Nghị quyết 60-NQ/TW
MỚI: Danh sách tên các tỉnh sau sáp nhập theo Nghị quyết 60 năm 2025
Trên đây là giải đáp thắc mắc về: Quảng Ngãi sáp nhập với tỉnh nào? Tên gọi mới sau sáp nhập là gì?
Lưu ý: Đây chỉ là danh sách dự kiến theo Nghị quyết 60-NQ/TW năm 2025.
![]() |
Toàn văn Nghị Quyết 60-NQ/TW năm 2025 |
Quảng Ngãi sáp nhập với tỉnh nào? Tên gọi mới sau sáp nhập là gì (Ảnh minh họa – Nguồn Internet)
Theo Mục 5 Nghị quyết 60-NQ-TW có quy định như sau:
Thông qua một số nội dung cụ thể tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp để hoàn thiện và nâng cao hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị như sau:
Về tổ chức bộ máy chính quyền địa phương 2 cấp: (1) Đồng ý chủ trương tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp: Cấp tỉnh (tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương), cấp xã (xã, phường, đặc khu trực thuộc tỉnh, thành phố); kết thúc hoạt động của đơn vị hành chính cấp huyện từ ngày 01/7/2025 sau khi Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 và Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2025 (sửa đổi) có hiệu lực thi hành. (2) Đồng ý số lượng đơn vị hành chính cấp tỉnh sau sáp nhập là 34 tỉnh, thành phố (28 tỉnh và 6 thành phố trực thuộc Trung ương); tên gọi và trung tâm chính trị - hành chính của đơn vị hành chính cấp tỉnh sau sắp xếp được xác định theo các nguyên tắc nêu tại Tờ trình và Đề án của Đảng uỷ Chính phủ (Danh sách chi tiết kèm theo). (3) Đồng ý sáp nhập đơn vị hành chính cấp xã bảo đảm cả nước giảm khoảng 60 - 70% số lượng đơn vị hành chính cấp xã so với hiện nay.
Như vậy, cấp huyện sẽ ngừng hoạt động từ ngày 01/7/2025 sau khi Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp 2013 và Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2025 (sửa đổi) có hiệu lực thi hành.
Căn cứ Điều 4 Luật tổ chức chính quyền địa phương 2025, việc tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương phải tuân theo những nguyên tắc sau:
1. Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, quản lý xã hội bằng pháp luật; thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ.
Hội đồng nhân dân làm việc theo chế độ tập thể và quyết định theo đa số. Ủy ban nhân dân ở cấp chính quyền địa phương hoạt động theo chế độ tập thể Ủy ban nhân dân kết hợp với đề cao trách nhiệm của Chủ tịch Ủy ban nhân dân.
2. Tổ chức chính quyền địa phương tinh, gọn, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả, đáp ứng yêu cầu quản trị địa phương chuyên nghiệp, hiện đại, minh bạch, bảo đảm trách nhiệm giải trình gắn với cơ chế kiểm soát quyền lực.
3. Bảo đảm quyền con người, quyền công dân; phát huy quyền làm chủ của Nhân dân, phục vụ Nhân dân, chịu sự kiểm tra, giám sát của Nhân dân.
4. Bảo đảm nền hành chính thống nhất, thông suốt, liên tục.
5. Những công việc thuộc thẩm quyền của chính quyền địa phương phải do địa phương quyết định, địa phương tổ chức thực hiện và tự chịu trách nhiệm.
Trên đây là toàn bộ giải đáp thắc mắc về: Quảng Ngãi sáp nhập với tỉnh nào? Tên gọi mới sau sáp nhập là gì? Khi nào cấp huyện ngừng hoạt động? Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương là gì?