Theo quy định của pháp luật hiện hành thì Bộ luật và Luật quy định về vấn đề nào? Điểm khác nhau giữa Bộ luật với Luật là gì? – Phương Uyên (Thành phố Hồ Chí Minh).
>> Lừa đảo chiếm đoạt tài sản của nhân viên năm 2024, sẽ bị phạt bao nhiêu năm tù?
>> Luật Đầu tư 2020 đã sửa đổi, bổ sung những văn bản nào?
Căn cứ khoản 2 Điều 4, khoản 1 Điều 15 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015, Bộ luật và Luật do Quốc hội ban hành để quy định về các vấn đề sau đây:
- Tổ chức và hoạt động của Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, Hội đồng bầu cử quốc gia, Kiểm toán nhà nước, chính quyền địa phương, đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt và cơ quan khác do Quốc hội thành lập.
- Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân mà theo Hiến pháp phải do luật định; việc hạn chế quyền con người, quyền công dân; tội phạm và hình phạt.
- Chính sách cơ bản về tài chính, tiền tệ quốc gia, ngân sách nhà nước; quy định, sửa đổi hoặc bãi bỏ các thứ thuế.
- Chính sách cơ bản về văn hóa, giáo dục, y tế, khoa học, công nghệ, môi trường.
- Quốc phòng, an ninh quốc gia.
- Chính sách dân tộc, chính sách tôn giáo của Nhà nước.
- Hàm, cấp trong lực lượng vũ trang nhân dân; hàm, cấp ngoại giao; hàm, cấp nhà nước khác; huân chương, huy chương và danh hiệu vinh dự nhà nước.
- Chính sách cơ bản về đối ngoại.
- Trưng cầu ý dân.
- Cơ chế bảo vệ Hiến pháp.
- Vấn đề khác thuộc thẩm quyền của Quốc hội.
Sự khác nhau chủ yếu giữa Luật với Bộ luật là ở mức độ, phạm vi điều chỉnh. Bộ luật có tính tổng hợp cao, phạm vi điều chỉnh rộng, bao quát, trọn vẹn một lĩnh vực quan hệ xã hội quan trọng như: Bộ luật Hình sự 2015, Bộ luật Dân sự 2015, Bộ luật Lao động 2019, Bộ luật Hàng hải 2015. Trong khi đó, Luật chỉ điều chỉnh nhóm, loại quan hệ xã hội hẹp hơn như Luật hôn nhân gia đình 2014, Luật Phá sản 2014,…
File word Luật Quản lý thuế và văn bản hướng dẫn đang còn hiệu lực năm 2024 |
Điểm khác nhau giữa Bộ luật với Luật (Ảnh minh họa – Nguồn từ Internet)
Căn cứ khoản 2 Điều 15 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015, Nghị quyết do Quốc hội ban hành để quy định về các vấn đề sau đây:
- Tỷ lệ phân chia các khoản thu và nhiệm vụ chi giữa ngân sách trung ương và ngân sách địa phương.
- Thực hiện thí điểm một số chính sách mới thuộc thẩm quyền quyết định của Quốc hội nhưng chưa có luật điều chỉnh hoặc khác với quy định của luật hiện hành.
- Tạm ngưng hoặc kéo dài thời hạn áp dụng toàn bộ hoặc một phần luật, nghị quyết của Quốc hội đáp ứng các yêu cầu cấp bách về phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quyền con người, quyền công dân.
- Quy định về tình trạng khẩn cấp, các biện pháp đặc biệt khác bảo đảm quốc phòng, an ninh quốc gia.
- Đại xá.
- Vấn đề khác thuộc thẩm quyền của Quốc hội.
Điều 3. Giải thích từ ngữ - Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015 Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau: 1. Quy phạm pháp luật là quy tắc xử sự chung, có hiệu lực bắt buộc chung, được áp dụng lặp đi lặp lại nhiều lần đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phạm vi cả nước hoặc đơn vị hành chính nhất định, do cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền quy định trong Luật này ban hành và được Nhà nước bảo đảm thực hiện. 2. Đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của văn bản quy phạm pháp luật là cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm chịu ảnh hưởng trực tiếp từ việc áp dụng văn bản đó sau khi được ban hành. 3. Giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh là việc Ủy ban thường vụ Quốc hội làm rõ tinh thần, nội dung của điều, khoản, điểm trong Hiến pháp, luật, pháp lệnh để có nhận thức, thực hiện, áp dụng đúng, thống nhất pháp luật. |