Điện Biên bắn pháo hoa Tết Âm lịch 2025 ở đâu? Các hành vi nào bị nghiêm cấm trong sử dụng pháo? Tiêu hủy pháo như thế nào để đảm bảo an toàn?
>> Ngày nào thì đón ông Táo về? Nên rước ông Táo mấy giờ?
>> Dự án đầu tư ra nước ngoài nào do Quốc hội chấp thuận chủ trương?
Điện Biên bắn pháo hoa Tết Âm lịch 2025 tại các địa điểm sau:
- Tại TP. Điện Biên Phủ: khu vực đường đôi lối vào trụ sở Tỉnh ủy (phường Mường Thanh)
- Tại huyện Tuần Giáo,
- Tại huyện Mường Ảng,
- Tại huyện Tủa Chùa
- Tại huyện Mường Nhé
- Tại huyện Nậm Pồ
- Tại TX. Mường Lay
Trên đây là các địa điểm Điện Biên bắn pháo hoa Tết Âm lịch 2025.
Lưu ý: Nội dung trên chỉ mang tính chất tham khảo.
File Excel tính và đếm ngược ngày đến các dịp lễ, tết năm 2025 |
Điện Biên bắn pháo hoa Tết Âm lịch 2025 ở đâu (Ảnh minh họa - Nguồn Internet)
Căn cứ Điều 5 Nghị định 137/2020/NĐ-CP, các hành vi bị nghiêm cấm trong sử dụng pháo bao gồm:
1. Nghiên cứu, chế tạo, sản xuất, mua bán, xuất khẩu, nhập khẩu, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng hoặc chiếm đoạt pháo nổ; trừ trường hợp tổ chức, doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng được Thủ tướng Chính phủ giao nhiệm vụ nghiên cứu, sản xuất, nhập khẩu, xuất khẩu, cung cấp, vận chuyển, sử dụng pháo hoa nổ theo quy định tại Nghị định này.
2. Nghiên cứu, chế tạo, sản xuất, mua bán, xuất khẩu, nhập khẩu, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng trái phép pháo hoa, thuốc pháo.
3. Mang pháo, thuốc pháo trái phép vào, ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc vào nơi cấm, khu vực cấm, khu vực bảo vệ và mục tiêu bảo vệ.
4. Lợi dụng, lạm dụng việc sử dụng pháo để xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, tính mạng, sức khỏe, tài sản, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
5. Trao đổi, tặng, cho, gửi, mượn, cho mượn, thuê, cho thuê, cầm cố pháo hoa nổ hoặc thuốc pháo để sản xuất pháo trái phép; vận chuyển, bảo quản, tiêu hủy pháo không bảo đảm an toàn hoặc làm ảnh hưởng đến môi trường.
6. Chiếm đoạt, mua, bán, trao đổi, tặng, cho, mượn, cho mượn, thuê, cho thuê, cầm cố, làm giả, sửa chữa, tẩy xóa các loại giấy phép về pháo.
7. Giao pháo hoa nổ, thuốc pháo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân không đủ điều kiện theo quy định.
8. Hướng dẫn, huấn luyện, tổ chức huấn luyện cách thức chế tạo, sản xuất, sử dụng trái phép pháo dưới mọi hình thức.
9. Cố ý cung cấp thông tin sai lệch về quản lý, bảo quản pháo, thuốc pháo; không báo cáo hoặc báo cáo không kịp thời, che giấu hoặc làm sai lệch thông tin về việc mất, thất thoát, tai nạn, sự cố về pháo, thuốc pháo.
Trên đây là 9 hành vi bị nghiêm cấm khi sử dụng pháo.
Căn cứ khoản 3 Điều 7 Nghị định 137/2020/NĐ-CP, phương pháp tiêu hủy pháo như sau:
(i) Đối với các loại pháo, vỏ bằng vật liệu không chịu nước: phải tháo bỏ hộp, giấy bảo quản, sau đó ngâm vào nước cho đến khi vỏ và thành phẩm tách rời nhau.
Tiến hành vớt các vật liệu bằng giấy, bìa, cặn không tan trong nước để riêng, đem phơi khô và tiêu hủy bằng cách đốt hoặc chôn lấp; đối với nước có chứa hóa chất còn lại phải chôn lấp tại các địa điểm đã được Thủ trưởng cơ quan Quân sự cấp huyện hoặc Công an cấp huyện trở lên phê duyệt.
(ii) Đối với các loại pháo, vỏ bằng vật liệu chịu nước: phải tháo bỏ tách riêng phần vỏ và thuốc pháo.
Đối với vỏ thì tiêu hủy bằng cách đốt hoặc chôn lấp; thuốc pháo phải ngâm vào nước cho đến khi thuốc pháo ngậm đủ nước làm mất tính năng nổ, cặn không tan đem phơi khô và tiêu hủy bằng cách đốt hoặc chôn lấp tại các địa điểm đã được Thủ trưởng cơ quan Quân sự cấp huyện hoặc Công an cấp huyện trở lên phê duyệt;
(iii) Đối với thuốc pháo thực hiện như tiêu hủy thuốc pháo quy định tại khoản (ii).