Có trường đại học lấy điểm chuẩn ngành luật 16 điểm, em đậu đại học ngành luật ở một trường nổi tiếng với điểm chuẩn 26 điểm thì khi ra trường thu nhập có tốt? – Thị Hà (Phú Yên).
>> Rủi ro nào cho công ty khi hết hạn hợp đồng mà vẫn để nhân viên tiếp tục làm việc?
>> Yêu cầu người lao động nộp lý lịch tư pháp: Có đúng luật?
Việc đậu đại học ngành điểm chuẩn cao, khi ra trường chưa chắc có thu nhập tốt hơn các bạn đậu đại học ở ngành có điểm chuẩn thấp. Bởi vì, thu nhập của người lao động phụ thuộc vào nhiều yếu tố (như là mối quan hệ cung – cầu về lao động; năng suất làm việc của người lao động; ý thức, tác phong trong quá trình lao động…). Việc đậu đại học ở ngành học có điểm chuẩn cao, hay trường nổi tiếng… là điểm lợi thế khi bạn xin việc sau này chứ không phải yếu tố quyết định cho thu nhập cao hay thấp.
Theo Nghị định 38/2022/NĐ-CP, Chính phủ cũng chỉ quy định mức tiền lương tối thiểu đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động (không phân biệt giữa người có trình độ đại học, cao đẳng, trung cấp, trung học phổ thông hay đậu đại học ngành điểm chuẩn cao, thấp). Về tiền lương cụ thể do người lao động và người sử dụng lao động thỏa thuận sao cho phù hợp với thực tế, miễn sao không thấp hơn mức lương tối thiểu do Chính phủ quy định.
Bảng tra cứu Mức lương tối thiểu vùng 2023 của 63 tỉnh/TP trực thuộc Trung ương |
Đậu đại học ngành điểm chuẩn cao: Liệu ra trường có thu nhập tốt?
TS Lê Đông Phương, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam, nhìn nhận, trước đây, khi chỉ có 1 phương thức xét tuyển thì điểm chuẩn cao tương đương với cơ hội việc làm tốt, thu nhập cao. Nhưng hiện nay, có tới hơn 200 tổ hợp, 20 phương thức xét tuyển, một phương thức có tới 4 tổ hợp thì điểm xét đầu vào giữa các phương thức không còn bình đẳng, tổ hợp lựa chọn bị xé nhỏ thì hoàn toàn không có gì chứng minh điểm chuẩn đó phản ánh đúng năng lực người học. |
Căn cứ khoản 1 Điều 3 Nghị định 38/2022/NĐ-CP, mức lương tối thiểu đối với người lao động làm việc theo chế độ hợp đồng lao động được thực hiện như sau:
- Vùng I: 4.680.000 đồng.
- Vùng II: 4.160.000 đồng.
- Vùng III: 3.640.000 đồng.
- Vùng IV: 3.250.000 đồng.
- Vùng I: 22.500 đồng.
- Vùng II: 20.000 đồng.
- Vùng III: 17.500 đồng.
- Vùng IV: 15.600 đồng.
Điều 4. Áp dụng mức lương tối thiểu – Nghị định 38/2022/NĐ-CP 1. Mức lương tối thiểu tháng là mức lương thấp nhất làm cơ sở để thỏa thuận và trả lương đối với người lao động áp dụng hình thức trả lương theo tháng, bảo đảm mức lương theo công việc hoặc chức danh của người lao động làm việc đủ thời giờ làm việc bình thường trong tháng và hoàn thành định mức lao động hoặc công việc đã thỏa thuận không được thấp hơn mức lương tối thiểu tháng. 2. Mức lương tối thiểu giờ là mức lương thấp nhất làm cơ sở để thỏa thuận và trả lương đối với người lao động áp dụng hình thức trả lương theo giờ, bảo đảm mức lương theo công việc hoặc chức danh của người lao động làm việc trong một giờ và hoàn thành định mức lao động hoặc công việc đã thỏa thuận không được thấp hơn mức lương tối thiểu giờ. 3. Đối với người lao động áp dụng hình thức trả lương theo tuần hoặc theo ngày hoặc theo sản phẩm hoặc lương khoán thì mức lương của các hình thức trả lương này nếu quy đổi theo tháng hoặc theo giờ không được thấp hơn mức lương tối thiểu tháng hoặc mức lương tối thiểu giờ. Mức lương quy đổi theo tháng hoặc theo giờ trên cơ sở thời giờ làm việc bình thường do người sử dụng lao động lựa chọn theo quy định của pháp luật lao động như sau: a) Mức lương quy đổi theo tháng bằng mức lương theo tuần nhân với 52 tuần chia cho 12 tháng; hoặc mức lương theo ngày nhân với số ngày làm việc bình thường trong tháng; hoặc mức lương theo sản phẩm, lương khoán thực hiện trong thời giờ làm việc bình thường trong tháng. b) Mức lương quy đổi theo giờ bằng mức lương theo tuần, theo ngày chia cho số giờ làm việc bình thường trong tuần, trong ngày; hoặc mức lương theo sản phẩm, lương khoán chia cho số giờ làm việc trong thời giờ làm việc bình thường để sản xuất sản phẩm, thực hiện nhiệm vụ khoán. |