Tôi ứng tuyển tài xế taxi công nghệ cho một công ty tư nhân ở TP. Hồ Chí Minh; họ yêu cầu tôi phải nộp lý lịch tư pháp. Vậy có đúng pháp luật không? – Văn Dũng (TP. Hồ Chí Minh).
>> Đi làm dịp lễ Quốc khánh (02/9/2023): Người lao động được trả lương bao nhiêu?
>> Lao động thử việc có được hưởng lương khi nghỉ lễ Quốc khánh (02/9/2023) không?
Căn cứ khoản 1 Điều 2 Luật Lý lịch tư pháp 2009, lý lịch tư pháp là lý lịch về án tích của người bị kết án bằng bản án, quyết định hình sự của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật, tình trạng thi hành án và về việc cấm cá nhân đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã bị Tòa án tuyên bố phá sản.
ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN (MIỄN PHÍ) để sử dụng nhiều tiện ích quan trọng (tải file tài liệu, biểu mẫu…)
Phiếu lý lịch tư pháp
Căn cứ Điều 3 Luật Lý lịch tư pháp 2009, mục đích quản lý lý lịch tư pháp như sau:
- Đáp ứng yêu cầu cần chứng minh cá nhân có hay không có án tích, có bị cấm hay không bị cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã bị Tòa án tuyên bố phá sản.
- Ghi nhận việc xoá án tích, tạo điều kiện cho người đã bị kết án tái hoà nhập cộng đồng.
- Hỗ trợ hoạt động tố tụng hình sự và thống kê tư pháp hình sự.
- Hỗ trợ công tác quản lý nhân sự, hoạt động đăng ký kinh doanh, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã.
Căn cứ Điều 4 Luật Lý lịch tư pháp 2009, nguyên tắc quản lý lý lịch tư pháp như sau:
- Lý lịch tư pháp chỉ được lập trên cơ sở bản án, quyết định hình sự của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật; quyết định của Tòa án tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã bị phá sản đã có hiệu lực pháp luật.
- Bảo đảm tôn trọng bí mật đời tư của cá nhân.
- Thông tin lý lịch tư pháp phải được cung cấp, tiếp nhận, cập nhật, xử lý đầy đủ, chính xác theo đúng trình tự, thủ tục quy định tại Luật này. Cơ quan cấp Phiếu lý lịch tư pháp chịu trách nhiệm về tính chính xác của thông tin trong Phiếu lý lịch tư pháp.
Căn cứ vào các quy định nêu trên và khoản 2 Điều 16 Bộ luật Lao động 2019, không có quy định nào bắt buộc người lao động phải nộp lý lịch tư pháp cho người sử dụng lao động. Miễn sao người lao động thực hiện đúng nghĩa vụ cung cấp thông tin khi giao kết hợp đồng lao động là được.
Điều 16. Nghĩa vụ cung cấp thông tin khi giao kết hợp đồng lao động – Bộ luật Lao động 2019
...
2. Người lao động phải cung cấp thông tin trung thực cho người sử dụng lao động về họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, nơi cư trú, trình độ học vấn, trình độ kỹ năng nghề, xác nhận tình trạng sức khỏe và vấn đề khác liên quan trực tiếp đến việc giao kết hợp đồng lao động mà người sử dụng lao động yêu cầu.
Đặc biệt, tại khoản 1 Điều 8 Bộ luật Lao động 2019, Nhà nước nghiêm cấm việc phân biệt đối xử trong lao động. Do đó, nếu người sử dụng lao động dựa vào lý lịch tư pháp của người lao động để phân biệt đối xử (như là: không tuyển dụng người có án tích, trả lương thấp cho người có án tích,…) thì đó là hành vi vi phạm pháp luật.
Điều 8. Vi phạm về tuyển dụng, quản lý lao động – Nghị định 12/2022/NĐ-CP ... 2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây: a) Phân biệt đối xử trong lao động trừ các hành vi phân biệt đối xử quy định tại điểm d khoản 1 Điều 13, khoản 2 Điều 23, khoản 1 Điều 36 và khoản 2 Điều 37 Nghị định này; |