Trường hợp công ty có sự thay đổi lao động (cụ thể là tăng người lao đông) nhưng chậm nộp báo cáo tình hình thay đổi lao động sẽ bị phạt bao nhiêu tiền? – Nhật Nam (Long An).
>> Đang nghỉ thai sản thì bị công ty sa thải, tôi phải làm sao?
>> Luật sư làm việc tại doanh nghiệp, có phải tuân thủ quy tắc đạo đức hành nghề Luật sư?
Công ty phải nộp báo cáo tình hình thay đổi lao động đến Sở Lao động - Thương binh và xã hội theo thời gian nêu tại Mục 2 bên dưới. Trong trường hợp công ty chậm nộp báo cáo tình hình thay đổi lao động thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng (căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 6 và điểm c khoản 2 Điều 8 Nghị định 12/2022/NĐ-CP).
Như vậy, khi công ty tăng số lượng người lao động mà không thực hiện báo cáo đến Sở Lao động - Thương binh và xã hội theo quy định thì sẽ bị phạt số tiền nêu trên.
Bộ luật Lao động và các văn bản hướng dẫn mới nhất |
Công ty chậm nộp báo cáo tình hình thay đổi lao động, sẽ bị phạt bao nhiêu tiền?
(Ảnh minh họa - Nguồn từ Internet)
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Nghị định 145/2020/NĐ-CP (được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 73 Nghị định 35/2022/NĐ-CP), thời hạn nộp báo cáo tình hình thay đổi lao động như sau:
Định kỳ 06 tháng (trước ngày 05 tháng 6) và hằng năm (trước ngày 05 tháng 12), người sử dụng lao động phải báo cáo tình hình thay đổi lao động đến Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thông qua Cổng Dịch vụ công Quốc gia theo Mẫu số 01/PLI Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 145/2020/NĐ-CP và thông báo đến cơ quan bảo hiểm xã hội cấp huyện nơi đặt trụ sở, chi nhánh, văn phòng đại diện. Trường hợp người sử dụng lao động không thể báo cáo tình hình thay đổi lao động thông qua Cổng Dịch vụ công Quốc gia thì gửi báo cáo bằng bản giấy theo Mẫu số 01/PLI Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 145/2020/NĐ-CP đến Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và thông báo đến cơ quan bảo hiểm xã hội cấp huyện nơi đặt trụ sở, chi nhánh, văn phòng đại diện. Đối với lao động làm việc trong khu công nghiệp, khu kinh tế, người sử dụng lao động phải báo cáo tình hình thay đổi lao động đến Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, cơ quan bảo hiểm xã hội cấp huyện nơi đặt trụ sở, chi nhánh, văn phòng đại diện và Ban quản lý khu công nghiệp, khu kinh tế để theo dõi.
Sở Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm tổng hợp tình hình thay đổi về lao động trong trường hợp người sử dụng lao động gửi báo cáo bằng bản giấy để cập nhật đầy đủ thông tin theo Mẫu số 02/PLI Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 145/2020/NĐ-CP.
Như vậy, theo quy định này, mỗi năm, doanh nghiệp sẽ phải thực hiện báo cáo định kỳ 06 tháng và định kỳ hằng năm về tình hình thay đổi lao động 02 lần rồi gửi đến Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.
Theo quy định tại Điều 3 Nghị định 145/2020/NĐ-CP, việc lập, cập nhật, quản lý, sử dụng sổ quản lý lao động tại khoản 1 Điều 12 của Bộ luật Lao động 2019 được quy định như sau:
(i) Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày bắt đầu hoạt động, người sử dụng lao động phải lập sổ quản lý lao động ở nơi đặt trụ sở, chi nhánh, văn phòng đại diện.
(ii) Sổ quản lý lao động được lập bằng bản giấy hoặc bản điện tử nhưng phải bảo đảm các thông tin cơ bản về người lao động, gồm: họ tên; giới tính; ngày tháng năm sinh; quốc tịch; nơi cư trú; số thẻ Căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu; trình độ chuyên môn kỹ thuật; bậc trình độ kỹ năng nghề; vị trí việc làm; loại hợp đồng lao động; thời điểm bắt đầu làm việc; tham gia bảo hiểm xã hội; tiền lương; nâng bậc, nâng lương; số ngày nghỉ trong năm; số giờ làm thêm; học nghề, đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề; kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất; tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động và lý do.
(iii) Người sử dụng lao động có trách nhiệm thể hiện, cập nhật các thông tin nêu tại đoạn (ii) Mục này kể từ ngày người lao động bắt đầu làm việc; quản lý, sử dụng và xuất trình sổ quản lý lao động với cơ quan quản lý về lao động và các cơ quan liên quan khi có yêu cầu theo quy định của pháp luật.