Em là sinh viên luật, muốn sau này trở thành luật sư nhưng là làm việc cho doanh nghiệp; vậy em có phải tuân thủ quy tắc đạo đức hành nghề luật sư không? – Hồng Ân (Ninh Thuận).
>> Điều kiện để đưa cổ phiếu của công ty “lên sàn” chứng khoán?
>> Điều kiện hoạt động dịch vụ đưa người lao động sang Nhật Bản làm việc?
Căn cứ Điều 5 Luật Luật sư 2006 (đã được sửa đổi, bổ sung năm 2012, năm 2015), nguyên tắc hành nghề luật sư được quy định như sau:
- Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật.
- Tuân theo Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư Việt Nam.
- Độc lập, trung thực, tôn trọng sự thật khách quan.
- Sử dụng các biện pháp hợp pháp để bảo vệ tốt nhất quyền, lợi ích hợp pháp của khách hàng.
- Chịu trách nhiệm trước pháp luật về hoạt động nghề nghiệp luật sư.
Như vậy, dù là luật sư làm việc cho doanh nghiệp (như là chuyên viên pháp chế, bộ phận hỗ trợ pháp lý doanh nghiệp…) cũng phải tuân theo Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư Việt Nam.
Quy tắc đạo đức hành nghề Luật sư, Công chứng, Thừa phát lại |
Quy tắc đạo đức hành nghề Luật sư, Công chứng, Thừa phát lại
Việc luật sư làm việc cho doanh nghiệp (không làm việc cho văn phòng/công ty luật) là hình thức hành nghề luật sư với tư cách cá nhân và phải tuân theo quy định tại Điều 49, Điều 50, Điều 51, Điều 53 Luật Luật sư 2006 (đã được sửa đổi, bổ sung năm 2012, năm 2015).
Điều 49. Luật sư hành nghề với tư cách cá nhân1. Luật sư hành nghề với tư cách cá nhân là luật sư làm việc theo hợp đồng lao động cho cơ quan, tổ chức không phải là tổ chức hành nghề luật sư. 2. Trường hợp hợp đồng lao động có thỏa thuận thì luật sư hành nghề với tư cách cá nhân phải mua bảo hiểm trách nhiệm cho hoạt động hành nghề của mình theo quy định của pháp luật về kinh doanh bảo hiểm. 3. Luật sư hành nghề với tư cách cá nhân không được cung cấp dịch vụ pháp lý cho cá nhân, cơ quan, tổ chức khác ngoài cơ quan, tổ chức mình đã ký hợp đồng lao động, trừ trường hợp được cơ quan nhà nước yêu cầu hoặc tham gia tố tụng trong vụ án hình sự theo yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tụng và thực hiện trợ giúp pháp lý theo sự phân công của Đoàn luật sư mà luật sư là thành viên. Điều 50. Đăng ký hành nghề luật sư với tư cách cá nhân1. Luật sư hành nghề với tư cách cá nhân đăng ký hành nghề tại Sở Tư pháp ở địa phương nơi có Đoàn luật sư mà luật sư đó là thành viên. Luật sư hành nghề với tư cách cá nhân phải có Đơn đề nghị đăng ký hành nghề luật sư theo mẫu do Bộ Tư pháp ban hành, kèm theo hồ sơ gửi Sở Tư pháp. Hồ sơ gồm có: a) Bản sao Chứng chỉ hành nghề luật sư, bản sao Thẻ luật sư; b) Bản sao Hợp đồng lao động ký kết với cơ quan, tổ chức. 2. Trong thời hạn bảy ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Sở Tư pháp cấp Giấy đăng ký hành nghề luật sư; trường hợp từ chối phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do. Người bị từ chối có quyền khiếu nại, khiếu kiện theo quy định của pháp luật. 3. Luật sư được hành nghề với tư cách cá nhân kể từ ngày được cấp Giấy đăng ký hành nghề luật sư. Trong thời hạn bảy ngày làm việc, kể từ ngày được cấp Giấy đăng ký hành nghề luật sư, luật sư hành nghề với tư cách cá nhân phải gửi thông báo bằng văn bản kèm theo bản sao Giấy đăng ký hành nghề luật sư cho Đoàn luật sư mà mình là thành viên. 4. Trường hợp luật sư chuyển Đoàn luật sư thì phải thông báo cho Sở Tư pháp nơi đã đăng ký hành nghề, nộp lại Giấy đăng ký hành nghề luật sư đã được cấp trước đó và thực hiện thủ tục đăng ký hành nghề với Sở Tư pháp nơi có Đoàn luật sư mà mình chuyển đến. Thủ tục đăng ký thực hiện theo quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này. Trường hợp luật sư chấm dứt việc hành nghề thì Sở Tư pháp thu hồi Giấy đăng ký hành nghề luật sư. Điều 51. Thay đổi, cung cấp thông tin về nội dung đăng ký hành nghề luật sư với tư cách cá nhânViệc thay đổi nội dung đăng ký hành nghề luật sư, cung cấp thông tin về nội dung đăng ký hành nghề luật sư của luật sư hành nghề với tư cách cá nhân được thực hiện theo quy định tại Điều 36 và Điều 37 của Luật này. Điều 53. Quyền, nghĩa vụ của luật sư hành nghề với tư cách cá nhân theo hợp đồng lao động1. Luật sư hành nghề với tư cách cá nhân theo hợp đồng lao động được thực hiện dịch vụ pháp lý theo nội dung hợp đồng lao động đã giao kết với cơ quan, tổ chức. 2. Quyền, nghĩa vụ của luật sư hành nghề với tư cách cá nhân làm việc theo hợp đồng lao động, của cơ quan, tổ chức thuê luật sư được thực hiện theo quy định của pháp luật về lao động, Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan. |