Tôi quay lại làm việc sau kỳ nghỉ thai sản thì nhận được thông báo sa thải (bị sa thải cách đó 04 tháng vì đã từng vi phạm nội quy công ty). Tôi phải làm sao? – Hà An (Quảng Ngãi).
>> Luật sư làm việc tại doanh nghiệp, có phải tuân thủ quy tắc đạo đức hành nghề Luật sư?
>> Điều kiện để đưa cổ phiếu của công ty “lên sàn” chứng khoán?
Theo quy định tại khoản 3 Điều 37, điểm d khoản 4 Điều 122, khoản 3 Điều 137 Bộ luật Lao động 2019, công ty không được phép chấm dứt hợp đồng lao động với lao động nữ đang trong thời gian nghỉ thai sản, cụ thể như sau:
- Người sử dụng lao động không được thực hiện quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động đang nghỉ thai sản.
- Người sử dụng lao động không được xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động đang trong thời gian nghỉ thai sản bằng hình thức kỷ luật sa thải.
- Người sử dụng lao động không được sa thải hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đối với người lao động vì lý do kết hôn, mang thai, nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng tuổi, trừ trường hợp người sử dụng lao động là cá nhân chết, bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc đã chết hoặc người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động hoặc bị cơ quan chuyên môn về đăng ký kinh doanh thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ra thông báo không có người đại diện theo pháp luật, người được ủy quyền thực hiện quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật.
Như vậy, hành vi sa thải của công ty trong thời gian bạn nghỉ thai sản là hành vi trái pháp luật, để đảm bảo quyền lợi của mình bạn cần thực hiên theo nội dung bên dưới.
Bộ luật Lao động và các văn bản hướng dẫn mới nhất |
Đang nghỉ thai sản thì bị công ty sa thải, tôi phải làm sao? (Ảnh minh họa - Nguồn từ Internet)
(i) Thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu
Theo khoản 1 Điều 15 Nghị định 24/2018/NĐ-CP quy định người sử dụng lao động có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu đối với quyết định, hành vi lao động của mình bị khiếu nại.
(ii) Thời hiệu khiếu nại
Theo Điều 7 Nghị định 24/2018/NĐ-CP , thời hiệu khiếu nại được thực hiện như sau:
- Thời hiệu khiếu nại lần đầu là 180 ngày, kể từ ngày người khiếu nại nhận được hoặc biết được hành vi của người sử dụng lao động.
- Trường hợp người khiếu nại không thực hiện được quyền khiếu nại theo đúng thời hiệu quy định vì ốm đau, thiên tai, địch họa, đi công tác, học tập ở nơi xa hoặc vì những trở ngại khách quan khác thì thời gian trở ngại đó không tính vào thời hiệu khiếu nại.
(iii) Thời hạn thụ lý, giải quyết khiếu nại lần đầu
- Theo điểm a khoản 1 Điều 19 Nghị định 24/2018/NĐ-CP quy định thời hạn người sử dụng lao động phải thụ lý khiếu nại lần đầu là 7 ngày kể từ ngày người sử dụng lao động nhận được đơn khiếu nại.
- Theo Điều 20 Nghị định 24/2018/NĐ-CP quy định thời hạn người sử dụng lao đông phải giải quyết khiếu nại lần đầu không quá 30 ngày kể từ ngày thụ lý, đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết không quá 45 ngày kể từ ngày thụ lý.
(iv) Giải quyết giải khiếu nại lần đầu
Sau khi có quyết định giải quyết khiếu nại của người sử dụng lao động nhưng quyền và lợi ích hợp pháp của bạn vẫn chưa được đảm bảo hoặc quá thời gian quy định mà khiếu nại của bạn không được giải quyết, thì bạn có thể thực hiện khiếu nại lần hai hoặc khởi kiện tại Tòa án theo quy định của điểm a khoản 2 Điều 10 Nghị định 24/2018/NĐ-CP.
Trong trường hợp khiếu nại lần đầu không đạt được kết quả thì bạn có thể thực hiện khiếu nại lần hai tại Chánh Thanh tra Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, cụ thể thực hiện như sau:
(i) Thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần hai
Theo khoản 2 Điều 15 Nghị định 24/2018/NĐ-CP, quy định Chánh Thanh tra Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nơi người sử dụng lao động đặt trụ sở chính có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần hai.
(ii) Thời hiệu khiếu nại lần hai
Theo khoản 1 Điều 27 Nghị định 24/2018/NĐ-CP, quy định trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày hết thời hạn giải quyết khiếu nại theo quy định mà khiếu nại lần đầu không được giải quyết hoặc kể từ ngày nhận được quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu mà người khiếu nại không đồng ý thì có quyền khiếu nại đến người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần hai; đối với vùng sâu, vùng xa đi lại khó khăn thì thời hạn có thể kéo dài hơn nhưng không quá 45 ngày.
(iii) Thời hạn thụ lý, thời hạn giải quyết khiếu nại lần hai
- Theo khoản 2 Điều 27 Nghị định 24/2018/NĐ-CP quy định thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn khiếu nại thuộc thẩm quyền giải quyết của mình, người giải quyết khiếu nại lần hai phải thụ lý giải quyết và thông báo bằng văn bản về việc thụ lý giải quyết khiếu nại cho người khiếu nại.
- Theo khoản 1 Điều 28 Nghị định 24/2018/NĐ-CP quy định thời hạn giải quyết khiếu nại lần hai không quá 45 ngày, kể từ ngày thụ lý; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết khiếu nại không quá 60 ngày, kể từ ngày thụ lý.
(iv) Giải quyết khiếu nại lần hai
Sau khi có quyết định giải quyết khiếu nại lần hai nhưng quyền và lợi ích hợp pháp của bạn vẫn chưa được đảm bảo hoặc quá thời gian quy định mà khiếu nại của bạn không được giải quyết, thì bạn thực hiện khởi kiện tại Tòa án theo quy định của điểm b khoản 2 Điều 10 Nghị định 24/2018/NĐ-CP.
Hành vi sa thải người lao động đang nghỉ thai sản được xem là hành vi trái pháp luật nên theo điểm b khoản 7 Điều 188 Bộ luật Lao động 2019, người lao động có thể trực tiếp gửi đơn khởi kiện tới Tòa án nhân dân cấp huyện nơi công ty đặt trụ sở theo thủ tục tố tụng dân sự để yêu cầu giải quyết hoặc yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động giải quyết mà không cần tiến hành hòa giải.
Nếu sa thải người lao động trong thời gian nghỉ thai sản, người sử dụng lao động sẽ bị xử phạt hành chính từ 20 đến 40 triệu đồng (theo khoản 1 Điều 6 và điểm h khoản 2 Điều 28 Nghị định 12/2022/NĐ-CP).