Công ty có cần cho NLĐ nghỉ giữa giờ tính vào giờ làm việc tăng ca không? Trước đây có quy định nào về việc công ty cho NLĐ nghỉ giữa giờ tính vào giờ làm việc khi tăng ca không?
>> Cục Thống kê có thể ký hợp đồng lao động tuyển nhân viên chuyên môn nghiệp vụ không?
>> Có buộc phải bố trí nghỉ giữa giờ trong thời gian làm thêm giờ không?
Trước đây tại khoản 2 Điều 5 Nghị định 45/2013/NĐ-CP (đã hết hiệu lực) có quy định về việc cho NLĐ nghỉ giữa giờ tính vào giờ làm việc khi tăng ca. Cụ thể như là ngoài thời giờ nghỉ ngơi trong ca làm việc bình thường được quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định 45/2013/NĐ-CP, NLĐ làm việc trong ngày từ 10 giờ trở lên kể cả số giờ làm thêm thì được nghỉ thêm ít nhất 30 phút tính vào giờ làm việc.
Tuy nhiên, theo quy định hiện hành tại Điều 64 Nghị định 145/2020/NĐ-CP về thời gian nghỉ trong giờ làm việc đã không còn quy định đối với việc cho NLĐ nghỉ giữa giờ tính vào giờ làm việc khi tăng ca. Cụ thể gồm những nội dung sau:
(i) Thời gian nghỉ giữa giờ ít nhất 45 phút liên tục theo quy định tại khoản 1 Điều 109 của Bộ luật Lao động 2019 được áp dụng đối với NLĐ làm việc từ 06 giờ trở lên trong một ngày, trong đó có ít nhất 03 giờ làm việc trong khung giờ làm việc ban đêm quy định tại Điều 106 của Bộ luật Lao động 2019.
(ii) Thời gian nghỉ giữa giờ được tính vào giờ làm việc đối với trường hợp làm việc theo ca liên tục quy định tại khoản 3 Điều 63 Nghị định 145/2020/NĐ-CP ít nhất 30 phút, riêng trường hợp làm việc ban đêm thì được tính ít nhất 45 phút.
(iii) Người sử dụng lao động quyết định thời điểm nghỉ trong giờ làm việc, nhưng không được bố trí thời gian nghỉ này vào thời điểm bắt đầu hoặc kết thúc ca làm việc.
(iv) Ngoài trường hợp làm việc theo ca liên tục quy định tại khoản 3 Điều 63 Nghị định 145/2020/NĐ-CP, khuyến khích các bên thương lượng thời gian nghỉ giữa giờ tính vào giờ làm việc.
File Excel tính tiền lương làm thêm giờ, làm ban đêm 2024 với người lao động |
Bộ luật Lao động và văn bản còn hiệu lực (Áp dụng năm 2024) |
File Excel tính còn bao nhiêu ngày nữa tới các dịp nghỉ Lễ, Tết |
File Excel tính tiền lương hàng tháng của người lao động năm 2024 |
Giải đáp thắc mắc: Có cần cho NLĐ nghỉ giữa giờ tính vào giờ làm việc khi tăng ca nữa không
(Ảnh minh họa – Nguồn từ Internet)
Đối với các công việc có tính chất đặc biệt trong các lĩnh vực sau:
- Vận tải đường bộ, đường sắt, đường thủy, đường hàng không.
- Thăm dò, khai thác dầu khí trên biển.
- Làm việc trên biển; trong lĩnh vực nghệ thuật.
- Sử dụng kỹ thuật bức xạ và hạt nhân.
- Ứng dụng kỹ thuật sóng cao tần.
- Tin học, công nghệ tin học.
- Nghiên cứu ứng dụng khoa học, công nghệ tiên tiến.
- Thiết kế công nghiệp; công việc của thợ lặn; công việc trong hầm lò.
- Công việc sản xuất có tính thời vụ, công việc gia công theo đơn đặt hàng.
- Công việc phải thường trực 24/24 giờ.
- Các công việc có tính chất đặc biệt khác do Chính phủ quy định thì các Bộ, ngành quản lý quy định cụ thể thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi sau khi thống nhất với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và phải tuân thủ quy định tại Điều 109 của Bộ luật Lao động 2019.
(Điều 116 Bộ luật Lao động 2019)
Xem thêm chi tiết tại: Có buộc phải bố trí nghỉ giữa giờ trong thời gian làm thêm giờ không?
Điều 109. Nghỉ trong giờ làm việc - Bộ luật Lao động 2019 1. Người lao động làm việc theo thời giờ làm việc quy định tại Điều 105 của Bộ luật này từ 06 giờ trở lên trong một ngày thì được nghỉ giữa giờ ít nhất 30 phút liên tục, làm việc ban đêm thì được nghỉ giữa giờ ít nhất 45 phút liên tục. Trường hợp người lao động làm việc theo ca liên tục từ 06 giờ trở lên thì thời gian nghỉ giữa giờ được tính vào giờ làm việc. 2. Ngoài thời gian nghỉ quy định tại khoản 1 Điều này, người sử dụng lao động bố trí cho người lao động các đợt nghỉ giải lao và ghi vào nội quy lao động. |