AI Agent là gì? Một số ứng dụng thực tiễn của AI Agent? Mục tiêu phát triển trí tuệ nhân tạo ở Việt Nam đến năm 2030?
>> Những trường hợp nào được cấp lại thẻ trợ trợ giúp viên pháp lý?
AI Agent (tác nhân trí tuệ nhân tạo) là các hệ thống hoặc chương trình máy tính sử dụng trí tuệ nhân tạo để thực hiện các nhiệm vụ cụ thể một cách tự động và độc lập. Các tác nhân này có thể tiếp nhận thông tin từ môi trường, xử lý, ra quyết định và hành động để đạt được mục tiêu đã được đặt ra.
Một số AI Agent phổ biến trong cuộc sống:
- Siri (Apple): Trợ lý ảo hỗ trợ người dùng iOS trong các tác vụ như tìm kiếm, nhắn tin, nhắc nhở.
- Google Assistant: Hỗ trợ tìm kiếm thông tin, điều khiển thiết bị thông minh, quản lý công việc.
- Chat GPT: Chatbot AI có khả năng trả lời câu hỏi, tạo nội dung, hỗ trợ làm việc.
AI Agent đang được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khác nhau, bao gồm:
(i) Trợ lý ảo và Chatbot
- Các trợ lý ảo như Siri, Google Assistant hay Chat GPT đều là ví dụ tiêu biểu của AI Agent.
Chúng có thể xử lý ngôn ngữ tự nhiên, trả lời câu hỏi, đặt lịch hẹn và thực hiện nhiều tác vụ khác nhau dựa trên yêu cầu của người dùng.
(ii) Tài chính và Ngân hàng
AI Agent hỗ trợ trong việc phân tích dữ liệu tài chính, phát hiện gian lận, tối ưu hóa danh mục đầu tư và cung cấp dịch vụ tư vấn tài chính tự động.
(iii) Chăm sóc khách hàng
Nhiều doanh nghiệp triển khai chatbot AI để hỗ trợ khách hàng 24/7, giúp giải đáp thắc mắc, xử lý yêu cầu nhanh chóng mà không cần đến sự can thiệp của nhân viên.
(iv) Y tế và Chăm sóc sức khỏe
AI Agent có thể hỗ trợ bác sĩ trong việc chẩn đoán bệnh, đề xuất phương pháp điều trị và quản lý hồ sơ bệnh nhân.
Các hệ thống AI còn được ứng dụng để theo dõi sức khỏe, phát hiện bất thường và nhắc nhở bệnh nhân uống thuốc.
(v) Giao thông và Vận tải
Xe tự hành là một trong những ứng dụng quan trọng của AI Agent. Những hệ thống này giúp xe nhận diện đường đi, tránh va chạm và tối ưu hóa tuyến đường.
(vi) Thương mại điện tử
AI Agent được sử dụng để cá nhân hóa trải nghiệm mua sắm, đề xuất sản phẩm phù hợp với từng khách hàng dựa trên hành vi tìm kiếm và mua sắm trước đó.
Lưu ý: Thông tin “AI Agent là gì? Một số ứng dụng thực tiễn của AI Agent?” chỉ mang tính chất tham khảo.
![]() |
Luật Doanh nghiệp 2020 và các văn bản hướng dẫn [cập nhật ngày 29/08/2024] |
AI Agent là gì; Một số ứng dụng thực tiễn của AI Agent (Ảnh minh họa - Nguồn Internet)
Căn cứ Phần 2 Mục II Điều 1 Quyết định 127/QĐ-TTg năm 2021, mục tiêu phát triển trí tuệ nhân tạo ở Việt Nam đến năm 2023 như sau:
a) Đưa TTNT trở thành lĩnh vực công nghệ quan trọng của Việt Nam
- Việt Nam nằm trong nhóm 4 nước dẫn đầu trong khu vực ASEAN và nhóm 50 nước dẫn đầu trên thế giới về nghiên cứu, phát triển và ứng dụng TTNT;
- Xây dựng được 10 thương hiệu TTNT có uy tín trong khu vực;
- Phát triển được 03 trung tâm quốc gia về lưu trữ dữ liệu lớn và tính toán hiệu năng cao; kết nối được các hệ thống trung tâm dữ liệu, trung tâm tính toán hiệu năng cao trong nước tạo thành mạng lưới chia sẻ năng lực dữ liệu lớn và tính toán phục vụ TTNT;
- Hình thành được 50 bộ dữ liệu mở, liên thông và kết nối trong các ngành kinh tế, lĩnh vực kinh tế - xã hội phục vụ nghiên cứu, phát triển và ứng dụng TTNT.
b) Việt Nam là trung tâm đổi mới sáng tạo, phát triển các giải pháp và ứng dụng TTNT mạnh
- Hình thành được 03 trung tâm đổi mới sáng tạo quốc gia về TTNT;
- Xây dựng được đội ngũ nhân lực chất lượng cao làm về TTNT bao gồm đội ngũ các chuyên gia và các kỹ sư triển khai ứng dụng TTNT. Tăng nhanh số lượng các công trình khoa học, đơn đăng ký sáng chế về TTNT của Việt Nam;
- Có ít nhất 01 đại diện nằm trong bảng xếp hạng nhóm 20 cơ sở nghiên cứu và đào tạo về TTNT dẫn đầu trong khu vực ASEAN.
c) Góp phần đẩy mạnh xã hội sáng tạo, chính phủ hiệu quả, bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự an toàn xã hội và thúc đẩy phát triển kinh tế tăng trưởng bền vững
- Phổ cập được kỹ năng cơ bản về ứng dụng TTNT cho đội ngũ lao động trực tiếp, phục vụ thúc đẩy đổi mới sáng tạo, giảm chi phí, nâng cao năng suất lao động và cải thiện chất lượng cuộc sống của người dân;
- Ứng dụng TTNT phục vụ các nhiệm vụ quốc phòng an ninh, các hoạt động cứu hộ, cứu nạn, phòng chống thiên tai và ứng phó sự cố, dịch bệnh;
- Cùng với chuyển đổi số, ứng dụng TTNT góp phần thúc đẩy tăng trưởng một số ngành kinh tế.