Giấy phép lao động có đương nhiên hết hiệu lực khi chấm dứt hợp đồng lao động năm 2024 không? Rất mong được giải đáp thắc mắc! – Thùy Linh (Thành phố Hồ Chí Minh).
>> Năm 2024, nhân viên có thể tự mình chốt sổ BHXH không?
>> Ép người lao động tăng ca năm 2024, doanh nghiệp bị phạt bao nhiêu tiền?
Căn cứ Điều 156 Bộ luật lao động 2019, giấy phép lao động sẽ hết hiệu lực khi thuộc một trong các trường hợp sau:
(i) Giấy phép lao động hết thời hạn.
(ii) Chấm dứt hợp đồng lao động.
(iii) Nội dung của hợp đồng lao động không đúng với nội dung của giấy phép lao động đã được cấp.
(iv) Làm việc không đúng với nội dung trong giấy phép lao động đã được cấp.
(v) Hợp đồng trong các lĩnh vực là cơ sở phát sinh giấy phép lao động hết thời hạn hoặc chấm dứt.
(vi) Có văn bản thông báo của phía nước ngoài thôi cử lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam.
(vii) Doanh nghiệp, tổ chức, đối tác phía Việt Nam hoặc tổ chức nước ngoài tại Việt Nam sử dụng lao động là người nước ngoài chấm dứt hoạt động.
(viii) Giấy phép lao động bị thu hồi.
Như vậy, khi chấm dứt hợp đồng lao động năm 2024, giấy phép lao động đương nhiên hết hiệu lực.
File word Luật Việc làm và văn bản hướng dẫn mới nhất năm 2024 |
Chấm dứt hợp đồng lao động năm 2024, giấy phép lao động đương nhiên hết hiệu lực
(Ảnh minh họa – Nguồn Internet)
Căn cứ khoản 8 Điều 154 Bộ luật lao động 2019, người nước ngoài kết hôn với người Việt Nam và sống tại Việt Nam không thuộc diện cấp giấy phép lao động.
Như vậy, khi ký hợp đồng lao động với công ty, người lao động nước ngoài thuộc trường hợp này không cần giấy phép lao động nhưng phải có giấy xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động theo quy định tại Điều 157 Bộ luật lao động 2019.
Căn cứ khoản 9 Điều 9 Nghị định 152/2020/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung bởi điểm đ khoản 5 Điều 1 Nghị định 70/2023/NĐ-CP), đối với người lao động nước ngoài đã được cấp giấy phép lao động, đang còn hiệu lực mà có nhu cầu làm việc cho người sử dụng lao động khác ở cùng vị trí công việc và cùng chức danh công việc ghi trong giấy phép lao động thì hồ sơ đề nghị cấp giấy phép lao động mới gồm: giấy xác nhận của người sử dụng lao động trước đó về việc người lao động hiện đang làm việc, các giấy tờ quy định tại khoản 1, 5, 6, 7, 8 Điều 9 Nghị định 152/2020/NĐ-CP và bản sao có chứng thực giấy phép lao động đã được cấp.
Như vậy, người lao động nước ngoài làm việc cùng lúc cho 02 công ty với cùng một vị trí thì phải có giấy phép lao động tương ứng với từng công ty.
Điều 10. Thời hạn của giấy phép lao động – Nghị định 152/2020/NĐ-CP Thời hạn của giấy phép lao động được cấp theo thời hạn của một trong các trường hợp sau đây nhưng không quá 02 năm: 1. Thời hạn của hợp đồng lao động dự kiến sẽ ký kết. 2. Thời hạn của bên nước ngoài cử người lao động nước ngoài sang làm việc tại Việt Nam. 3. Thời hạn hợp đồng hoặc thỏa thuận ký kết giữa đối tác Việt Nam và nước ngoài. 4. Thời hạn hợp đồng hoặc thỏa thuận cung cấp dịch vụ ký kết giữa đối tác Việt Nam và nước ngoài. 5. Thời hạn nêu trong văn bản của nhà cung cấp dịch vụ cử người lao động nước ngoài vào Việt Nam để đàm phán cung cấp dịch vụ. 6. Thời hạn đã được xác định trong giấy phép hoạt động của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp. 7. Thời hạn trong văn bản của nhà cung cấp dịch vụ cử người lao động nước ngoài vào Việt Nam để thành lập hiện diện thương mại của nhà cung cấp dịch vụ đó. 8. Thời hạn trong văn bản chứng minh người lao động nước ngoài được tham gia vào hoạt động của một doanh nghiệp nước ngoài đã thành lập hiện diện thương mại tại Việt Nam. 9. Thời hạn trong văn bản chấp thuận sử dụng người lao động nước ngoài trừ trường hợp không phải thực hiện báo cáo giải trình nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 4 Nghị định này. |