Bệnh X là gì? Người lao động được nghỉ ốm đau tối đa bao nhiêu ngày trong năm? Người lao động nghỉ hưởng chế độ ốm đau có được công ty trả lương không?
>> Thời gian thử việc của công nhân kỹ thuật là bao nhiêu ngày?
>> Thế nào là người cao tuổi? Công ty có được sử dụng người lao động cao tuổi không?
“Bệnh X” là thuật ngữ WHO dùng để chỉ một căn bệnh giả định trong tương lai, có nguy cơ gây đại dịch nghiêm trọng và được cảnh báo có thể nguy hiểm gấp 20 lần Covid-19.
“Bệnh X” không phải một bệnh cụ thể. Các nhà khoa học dùng chữ cái X để chỉ loại virus, vi khuẩn hoặc nấm tiềm ẩn, tương tự Covid-19, có thể gây ra đại dịch trong tương lai.
Lưu ý: Nội dung về “Bệnh X là gì?” chỉ mang tính chất tham khảo.
Căn cứ Điều 26 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, thời gian tối đa người lao động được nghỉ ốm đau hưởng chế độ bảo hiểm xã hội như sau:
(i) Đối với người lao động làm việc trong điều kiện bình thường:
- 30 ngày/năm: nếu đã đóng bảo hiểm xã hội dưới 15 năm.
- 40 ngày/năm: nếu đã đóng từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm.
- 60 ngày/năm: nếu đã đóng từ đủ 30 năm trở lên.
(ii) Đối với người lao động làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế ban hành hoặc làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số từ 0,7 trở lên:
- 40 ngày/năm: nếu đã đóng bảo hiểm xã hội dưới 15 năm.
- 50 ngày/năm: nếu đã đóng từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm.
- 70 ngày/năm: nếu đã đóng từ đủ 30 năm trở lên.
Lưu ý:
- Thời gian tối đa hưởng chế độ ốm đau trong một năm tính theo ngày làm việc không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần
- Thời gian hưởng chế độ ốm đau trên chỉ đối với người lao động quy định tại các điểm a, b, c, d và h khoản 1 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2014.
(iii) Người lao động nghỉ việc do mắc bệnh thuộc Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày thì được hưởng chế độ ốm đau như sau:
- Tối đa 180 ngày tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.
- Hết thời hạn hưởng chế độ ốm đau quy định trên mà vẫn tiếp tục điều trị thì được hưởng tiếp chế độ ốm đau với mức thấp hơn nhưng thời gian hưởng tối đa bằng thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội.
File Word Bộ luật Lao động và các văn bản hướng dẫn mới nhất [cập nhật ngày 21/10/2024] |
Bệnh X là gì; Quy định thời gian hưởng chế độ ốm đau của người lao động
(Ảnh minh họa - Nguồn Internet)
Căn cứ khoản 1 Điều 4 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc sẽ được hưởng chế độ ốm đau.
Căn cứ khoản 2 Điều 168 Bộ luật Lao động 2019, trong thời gian người lao động nghỉ việc hưởng chế độ bảo hiểm xã hội thì người sử dụng lao động không phải trả lương cho người lao động, trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận khác.
Như vậy, khi người lao động nghỉ hưởng ốm đau theo chế độ của bảo hiểm xã hội thì công ty sẽ không phải trả lương cho những ngày nghỉ này.
Căn cứ khoản 1, khoản 2 Điều 113 Bộ luật Lao động 2019, quy định số ngày nghỉ hằng năm của người lao động như sau:
(i) Người lao động làm việc đủ 12 tháng cho một công ty thì được nghỉ hằng năm, hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động như sau:
- 12 ngày làm việc: đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường.
- 14 ngày làm việc: đối với người lao động chưa thành niên, lao động là người khuyết tật, người làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.
- 16 ngày làm việc: đối với người làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.
(ii) Trường hợp người lao động làm việc chưa đủ 12 tháng thì số ngày nghỉ hằng năm theo tỷ lệ tương ứng với số tháng làm việc.