Bằng chứng giao kết hợp đồng bảo hiểm gồm những gì? Pháp luật hiện hành quy định về thời hạn nộp hồ sơ yêu cầu bồi thường, trả tiền bảo hiểm được quy định như thế nào?
>> Hành vi nào của người sử dụng lao động được coi là trốn đóng bảo hiểm y tế từ 07/2025?
>> Chuyển người bệnh giữa các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế như thế nào là đúng trình tự?
Căn cứ theo quy định tại Điều 18 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 quy định về bằng chứng hợp đồng bảo hiểm cụ thể như sau:
Bằng chứng giao kết hợp đồng bảo hiểm gồm:
+ Hợp đồng.
+ Giấy chứng nhận bảo hiểm.
+ Đơn bảo hiểm.
+ Các hình thức khác theo quy định của pháp luật.
File Word Luật Kinh doanh bảo hiểm và các văn bản hướng dẫn mới nhất [cập nhật ngày 11/11/2024] |
Bằng chứng giao kết hợp đồng bảo hiểm gồm những gì (Ảnh minh họa – Nguồn Internet)
Điều 30 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 uy định về thời hạn nộp hồ sơ yêu cầu bồi thường, trả tiền bảo hiểm như sau:
(i) Thời hạn nộp hồ sơ yêu cầu bồi thường, trả tiền bảo hiểm theo hợp đồng bảo hiểm là: 01 năm (kể từ ngày xảy ra sự kiện bảo hiểm).
Thời gian xảy ra sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan không tính vào thời hạn nộp hồ sơ yêu cầu bồi thường, trả tiền bảo hiểm.
(ii) Trong trường hợp người được bảo hiểm hoặc người thụ hưởng chứng minh được rằng không biết thời điểm xảy ra sự kiện bảo hiểm thì thời hạn quy định tại khoản (i) Mục này của bài viết và được tính từ ngày người được bảo hiểm hoặc người thụ hưởng biết việc xảy ra sự kiện bảo hiểm đó.
(iii) Trường hợp người thứ ba yêu cầu bên mua bảo hiểm bồi thường về những thiệt hại thuộc trách nhiệm bảo hiểm theo thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm thì thời hạn quy định tại khoản (i) Mục này của bài viết được tính từ ngày người thứ ba yêu cầu.
Theo khoản 1 Điều 40 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 về các trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm không phải bồi thường, trả tiền bảo hiểm như sau:
a) Người được bảo hiểm chết do tự tử trong thời hạn 02 năm kể từ ngày nộp khoản phí bảo hiểm đầu tiên hoặc kể từ ngày hợp đồng bảo hiểm khôi phục hiệu lực;
b) Người được bảo hiểm chết do lỗi cố ý của bên mua bảo hiểm hoặc lỗi cố ý của người thụ hưởng, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này;
c) Người được bảo hiểm bị thương tật vĩnh viễn do lỗi cố ý của chính bản thân người được bảo hiểm hoặc bên mua bảo hiểm hoặc người thụ hưởng, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này;
d) Người được bảo hiểm chết do bị thi hành án tử hình;
đ) Trường hợp khác theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm.
Điều 42 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 quy định về các nội dung về hợp đồng bảo hiểm nhóm như sau:
(i) Hợp đồng bảo hiểm nhóm là sự thỏa thuận giữa bên mua bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài để bảo hiểm cho những người được bảo hiểm thuộc nhóm tham gia bảo hiểm trong cùng một hợp đồng bảo hiểm.
(ii) Nhóm tham gia hợp đồng bảo hiểm phải là nhóm đã được hình thành không phải vì mục đích tham gia bảo hiểm.
(iii) Bên mua bảo hiểm và người được bảo hiểm có thể thỏa thuận cùng đóng phí bảo hiểm.
(iv) Người được bảo hiểm có quyền chỉ định người thụ hưởng cho trường hợp chết của người được bảo hiểm.
(v) Bên mua bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài có quyền sửa đổi, bổ sung hợp đồng bảo hiểm nhóm trong trường hợp sau đây:
- Khi có ít nhất một người được bảo hiểm không còn là thành viên của nhóm.
- Phí bảo hiểm tính cho từng người được bảo hiểm không được đóng theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm.
- Trường hợp khác theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm.
(vi) Bên cạnh những quy định tại Điều 17 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 hợp đồng bỏ hiểm nhóm còn gồm các nội dung sau:
- Điều kiện tham gia bảo hiểm đối với người được bảo hiểm.
- Điều kiện, thủ tục chuyển đổi thành hợp đồng bảo hiểm cá nhân.