Theo quy định hiện hành, nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi doanh nghiệp mất khả năng thanh toán thuộc về ai? – Thanh Nga (Hải Phòng).
>> Khi có quyết định mở thủ tục phá sản, doanh nghiệp có được tiếp tục hoạt động không?
>> Việc phân chia tài sản khi doanh nghiệp bị tuyên bố phá sản được thực hiện thế nào?
Căn cứ khoản 3 và khoản 4 Điều 5 Luật Phá sản 2014, người có nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản được quy định như sau:
“Điều 5. Người có quyền, nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản
…
3. Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp, hợp tác xã có nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán.
4. Chủ doanh nghiệp tư nhân, Chủ tịch Hội đồng quản trị của công ty cổ phần, Chủ tịch Hội đồng thành viên của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, thành viên hợp danh của công ty hợp danh có nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi doanh nghiệp mất khả năng thanh toán.
…”
Như vậy, theo quy định trêu trên, các chủ thể có trách nhiệm nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi doanh nghiệp mất khả năng thanh toán bao gồm:
- Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp;
- Chủ doanh nghiệp tư nhân, Chủ tịch Hội đồng quản trị của công ty cổ phần, Chủ tịch Hội đồng thành viên của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, thành viên hợp danh của công ty hợp danh.
Luật Doanh nghiệp và văn bản sửa đổi, hướng dẫn (áp dụng từ ngày 05/3/2023) |
Ai có nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi doanh nghiệp mất khả năng thanh toán?
(Ảnh minh họa - Nguồn từ Internet)
Căn cứ khoản 1 Điều 67 Nghị định 82/2020/NĐ-CP, trường hợp người có nghĩa vụ là cá nhân không nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi doanh nghiệp mất khả năng thanh toán thì có thể bị phạt tiền từ 1 triệu đồng đến 3 triệu đồng.
Đối với trường hợp người có nghĩa vụ là tổ chức có hành vi vi phạm nêu trên thì mức phạt tiền được áp dụng là từ 2 triệu đồng đến 6 triệu đồng (theo khoản 4 Điều 4 Nghị định 82/2020/NĐ-CP).
Căn cứ Điều 18, Điều 19 Luật Phá sản 2014, quyền, nghĩa vụ của người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản được quy định như sau:
- Thực hiện yêu cầu của Thẩm phán, Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản và cơ quan thi hành án dân sự theo quy định của pháp luật về phá sản.
- Cung cấp tài liệu, chứng cứ có liên quan đến việc giải quyết phá sản.
- Yêu cầu cá nhân, cơ quan, tổ chức đang lưu giữ, quản lý tài liệu, chứng cứ cung cấp tài liệu, chứng cứ liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp của mình để giao nộp cho Tòa án nhân dân.
- Đề nghị Thẩm phán, Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản xác minh, thu thập tài liệu, chứng cứ mà tự mình không thể thực hiện được hoặc trưng cầu giám định, định giá, thẩm định giá tài sản; đề nghị Thẩm phán quyết định kiểm toán doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán; đề nghị Thẩm phán triệu tập người làm chứng.
- Được biết và ghi chép, sao chụp tài liệu, chứng cứ do người tham gia thủ tục phá sản khác xuất trình hoặc do Thẩm phán thu thập.
- Đề nghị áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời.
- Nhận thông báo hợp lệ để thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình.
- Tự bảo vệ hoặc nhờ người khác bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho mình.
- Tham gia Hội nghị chủ nợ.
- Đề nghị thay đổi Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản theo quy định tại Điều 46 Luật Phá sản 2014.
- Đề nghị Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản bổ sung chủ nợ, người mắc nợ vào danh sách chủ nợ, danh sách người mắc nợ.
- Đề xuất với Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản về việc thu hồi các khoản tiền, tài sản của người mắc nợ.
- Phải có mặt theo yêu cầu của Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản, giấy triệu tập của Tòa án nhân dân và chấp hành các quyết định của Tòa án nhân dân trong quá trình giải quyết phá sản.
- Tham gia vào việc quản lý, thanh lý tài sản theo yêu cầu của Thẩm phán, cơ quan thi hành án dân sự, Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản.
- Đề nghị xem xét lại quyết định của Tòa án nhân dân theo quy định của Luật Phá sản 2014.
- Trường hợp cá nhân tham gia thủ tục phá sản chết thì người thừa kế hợp pháp của họ thực hiện quyền, nghĩa vụ theo quy định tại Mục này.
- Đề xuất với Tòa án nhân dân tên Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản trước khi mở thủ tục phá sản.
- Nộp lệ phí phá sản, tạm ứng chi phí phá sản, trừ trường hợp không phải nộp lệ phí phá sản, tạm ứng chi phí phá sản.
- Việc nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản phải trung thực.