Hiện nay, đang áp dụng Tiêu chuẩn Việt Nam nào về phòng cháy, chữa cháy - bình chữa cháy xách tay và xe đẩy chữa cháy? Cụ thể là như thế nào? – Kim Khuyên (TP. Hồ Chí Minh).
>> Hệ thống Tiêu chuẩn và các loại Tiêu chuẩn của Việt Nam năm 2023
Hiện nay, đang áp dụng Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7435-1:2004 - ISO 11602-1:2000: Phòng cháy, chữa cháy - bình chữa cháy xách tay và xe đẩy chữa cháy. Trong đó, có những nội dung đáng chú ý như sau:
Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7435-1:2004 hoàn toàn tương đương với ISO 11602-1:2000.
Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7435-1:2004 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn TCVN/TC 21 Thiết bị Phòng cháy chữa cháy biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành.
Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7435-1:2004 quy định các yêu cầu đối với việc lựa chọn và bố trí bình chữa cháy xách tay và xe đẩy chữa cháy. Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7435-1:2004 được sử dụng cùng với Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7435-2.
Bình và xe đẩy chữa cháy được xác định là phương tiện ban đầu để chữa cháy trong phạm vi giới hạn. Chúng vẫn cần thiết ngay cả khi đã được trang bị hệ thống chữa cháy sprinkler tự động, hệ thống chữa cháy vách tường, hoặc được lắp cùng các thiết bị chữa cháy khác.
Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7435-1:2004 không áp dụng cho hệ thống được lắp cố định để dập tắt đám cháy, mặc dù các bộ phận của hệ thống có thể di chuyển được (như vòi phun, lăng phun chữa cháy được lắp vào hệ thống cung cấp chất chữa cháy).
Các yêu cầu trong tiêu chuẩn này là yêu cầu tối thiểu. Việc sử dụng bình và xe chữa cháy với số lượng nhiều hơn, công suất cao hơn hoặc cỡ lớn hơn, nói chung là nhằm tăng khả năng chữa cháy.
Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7435-1:2004 không áp dụng cho bình và xe chữa cháy trên máy bay, tàu thủy và các phương tiện giao thông đường bộ.
Toàn văn File Word Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật cùng các văn bản hướng dẫn (đang có hiệu lực thi hành) |
Ảnh chụp một phần Lược đồ Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật 2006
- Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7602 (ISO 7165), Chữa cháy – Bình chữa cháy xách tay – Đặc tính và cấu tạo.
- ISO 8421-1, Fire protection – Vocabulary – Part 1: General terms and phenomena of fire (Chữa cháy – Từ vựng – Phần 1: Thuật ngữ chung và các hiện tượng cháy). Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7027 (ISO 11601), Xe chữa cháy – Đặc tính và cấu tạo.
- Bình chữa cháy được phẩn loại để sử dụng phù hợp đối với loại đám cháy và được các phòng thử nghiệm xác định về hiệu quả chữa cháy tương đối. Điều đó dựa trên cơ sở phân loại đám cháy và khả năng chữa cháy được xác định bằng phép thử dập lửa.
- Phân loại đám cháy như sau:
+ Loại A: Đám cháy của vật liệu rắn, thường là chất hữu cơ, trong đó sự cháy thường diễn ra cùng với sự tạo than hồng.
+ Loại B: Đám cháy của các chất lỏng hoặc chất rắn hóa lỏng được.
+ Loại C: Đám cháy của các chất khí.
+ Loại D: Đám cháy của kim loại.
- Việc phân loại và hệ thống công suất được viện dẫn trong tiêu chuẩn này được mô tả trong Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7026:2002 và Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7027:2002.
- Bình chữa cháy được sử dụng tuân theo Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7026:2002 và Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7027:2002.
- Việc nhận dàng và tổ chức chứng nhận, phân loại bình chữa cháy và công suất, tiêu chuẩn đặc tính mà bình chữa cháy đạt được phải ghi nhãn một cách rõ ràng trên từng bình chữa cháy.
- Bình chữa cháy phải được bảo quản trong điều kiện nạp đầy và sử dụng được và phải được để liên tục ở đúng nơi quy định trong suốt thời gian chưa sử dụng.
- Bình chữa cháy phải được đặt ở nơi dễ thấy, dễ tiếp cận và dễ lấy ngay lập tức khi có cháy. Tốt nhất chúng được để ở trên đường đi, kể cả trên lối ra vào.
- Hộp để bình chữa cháy không được khóa. Lưu ý: Ở những nơi mà bình chữa cháy là đối tượng dễ bị phá hoại, có thể sử dụng các hộp đựng được khóa, miễn là có cách vào được phòng ngay lập tức.
- Bình chữa cháp không được bị che khuất hoặc không nhìn rõ. Lưu ý: Trong các phòng lớn và ở các vị trí nhất định, khi không được phép có các chướng ngại (cản trở) nhìn thấy được, phải có các cách để chỉ dẫn rõ nơi đặt bình chữa cháy.