Hiện nay, đang áp dụng Tiêu chuẩn Việt Nam nào về kết cấu bê tông và bê tông cốt thép toàn khối quy phạm thi công? Mong giải đáp giúp, xin cảm ơn! – Thanh Sang (Gia Lai).
>> Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 3119:2022: Bê tông-Phương pháp xác định cường độ chịu kéo khi uốn
>> Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 1651-1:2018: Thép cốt bê tông (Phần 1)
Hiện nay, đang áp dụng Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4453:1995 về kết cấu bê tông và bê tông cốt thép toàn khối quy phạm thi công. Theo đó, Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4453:1995 có những nội dung đáng chú ý sau đây:
(i) Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4453:1995 áp dụng cho việc thi công bê tông do các tổ chức xây dựng thực hiện. Các công trình có công tác thi công bê tông do nước ngoài đầu tư hoặc liên doanh góp vốn, nếu không có các chỉ dẫn kỹ thuật riêng cũng áp dụng tiêu chuẩn này.
(ii) Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4453:1995 quy định các yêu cầu kỹ thuật tối thiểu để kiểm tra và nghiệm thu chất lượng thi công các kết cấu bê tông và bê tông cốt thép toàn khối nhằm đảm bảo chất lượng, an toàn và vệ sinh môi trường của khu vực xây dựng công trình.
(iii) Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4453:1995y chỉ áp dụng cho việc thi công các kết cấu bê tông và bê tông cốt thép toàn khối bằng bê tông nặng thông thường (khối lượng thể tích hỗn hợp bê tông 1800kg/m3 – 2500kg/m3) được trộn ngay tại công trường hoặc bê tông chế trộn sẵn (bê tông thương phẩm) vận chuyển từ các trạm trộn bê tông tập trung.
(iv) Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4453:1995 không áp dụng đối với:
- Các kết cấu làm bằng các loại bê tông tổ ong, bê tông cốt liệu rỗng, bê tông siêu nặng và bê tông chịu hóa chất;
- Các kết cấu thi công bằng phương pháp đổ bê tông trong nước, bê tông vữa dâng;
- Các kết cấu bê tông ứng suất trước;
- Các kết cấu đặc biệt khác quy định riêng theo thiết kế;
Toàn văn File Word Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật cùng các văn bản hướng dẫn (đang có hiệu lực thi hành) |
Ảnh chụp một phần Lược đồ Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật 2006
Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5574:1991: Tiêu chuẩn thiết kế bê tông cốt thép.
Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 2737:1990: Tiêu chuẩn thiết kế - Tải trọng và tác động. TCVN 4033:1985: Xi măng pooclăng – puzolan.
Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4316:1986: Xi măng pooclăng – xỉ lò xo. TCVN 2682:1992: Xi măng pooclăng.
Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1770:1986: Cát xây dựng – Yêu cầu kỹ thuật.
Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1771:1986: Đá dăm, sỏi, sỏi dăm dùng trong xây dựng – Yêu cầu kỹ thuật. Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4506:1987: Nước cho bê tông và vữa – Yêu cầu kỹ thuật.
Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5592:1991: Bê tông nặng – Yêu cầu bảo dưỡng ẩm tự nhiên.
Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 3105:1993: Bê tông nặng - Lấy mẫu, chế tạo và bảo dưỡng mẫu thử. TCVN 3106:1993: Bê tông nặng – Phương pháp thử độ sụt.
Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 3118:1993: Bê tông nặng – Phương pháp xác định cường độ nén.
Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 3119:1993: Bê tông nặng – Phương pháp xác định cường độ kéo khi uốn.
Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5718:1993: Mái bằng và sàn bê tông cốt thép trong công trình xây dựng - Yêu cầu chống thấm nước.
Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1651:1985: Thép cốt bê tông.
3.1. Yêu cầu chung
- Các vật liệu để sản xuất bê tông phải đảm bảo yêu cầu kỹ thuật theo các tiêu chuẩn hiện hành, đồng thời đáp ứng các yêu cầu bổ sung của thiết kế.
- Trong quá trình lưu kho, vận chuyển và chế tạo bê tông, vật liệu phải được được bảo quản, tránh nhiễm bẩn hoặc bị lẫn lộn cỡ hạt và chủng loại. Khi gặp các trường hợp trên, cần có ngay biện pháp khắc phục để đảm bảo sự ổn định về chất lượng.
- Các loại vật liệu không hoàn toàn phù hợp tiêu chuẩn hoặc không đề cập trong tiêu chuẩn này, chỉ sử dụng để sản xuất bê tông, nếu có đủ luận cứ khoa học và công nghệ (thông qua sự xác nhận của một cơ sở kiểm tra có đủ tư cách pháp nhân) và được sự đồng ý của chủ đầu tư.
3.2. Xi măng
(i) Xi măng sử dụng phải thỏa mãn các quy định của các tiêu chuẩn:
- Xi măng poóclăng Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 2682:1985.
- Xi măng poóc – lăng Pufzơlan Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4033:1985.
- Xi măng poóclăng - xỉ hạt lò cao Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4316:1986.
Các loại xi măng đặc biệt như xi măng bền sunfát, xi măng ít tỏa nhiệt…. dùng theo chỉ dẫn của thiết kế.
(ii) Chủng loại và mác xi măng sử dụng phải phù hợp với thiết kế và điều kiện, tính chất, đặc điểm môi trường làm việc của kết cấu công trình.
(iii) Việc sử dụng xi măng nhập khẩu nhất thiết phải có chứng chỉ kỹ thuật của nước sản xuất. Khi cần thiết phải thí nghiệm kiểm tra để xác định chất lượng theo tiêu chuẩn Việt Nam hiện hành.
(iv) Việc kiểm tra xi măng tại hiện trường nhất thiết phải tiến hành trong các trường hợp.
- Khi thiết kế thành phần bê tông;
- Có sự nghi ngờ về chất lượng của xi măng;
- Lô xi măng đã được bảo quản trên 3 tháng kể từ ngày sản xuất.
(v) Việc vận chuyển và bảo quản xi măng phải tuân theo Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 2682 ; 1992 “Xi măng poóclăng”.
3.3. Cát.
(i) Cát dùng để làm bê tông nặng phải thỏa mãn các yêu cầu của Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1770:1986 “Cát xây dựng – Yêu cầy kỹ thuật”.
Chú thích: Đối với các loại cát có hạt nhỏ (mô đun độ lớn dưới 2), khi sử dụng phải tuân theo tiêu chuẩn 20 TCVN 127 : 1986 “Cát mịn để làm bê tông và vữa xây dựng”.
- Thí nghiệm kiểm tra chất lượng cát được tiến hành theo các tiêu chuẩn từ TCVN 337:1986 đến TCVN 346:1986 “Cát xây dựng – phương pháp thử”.
- Nếu dùng cát vùng biển hoặc vùng nước lơ thì nhất thiết kiểm tra hàm lượng
Cl- và SO --. Nếu dùng cát mỏ, cát đồi thì cần phải kiểm tra cả hàm lượng Silic vô đình hình.
(ii) Bãi chứa cát phải khô ráo, đổ đống theo nhóm hạt theo mức độ sạch bẩn để tiện sử dụng và cần có biện pháp chống gió bay mưa trôi và lẫn tạp chất.