Hiện nay, đang áp dụng Tiêu chuẩn Quốc gia nào về đóng và ép cọc trong thi công và nghiệm thu? Nội dung cụ thể về vấn đề này được quy định như nào? – Mai Tiến (Quảng Ngãi).
>> Danh sách văn bản Trung ương cập nhật ngày 15/09/2023
>> Bãi bỏ một số quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về lĩnh vực thủy sản từ 01/11/2023
Hiện tại đang áp dụng theo Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 9394:2012 về Đóng và ép cọc - Thi công và nghiệm thu.
Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 9394:2012 do Viện Khoa học Công nghệ Xây dựng - Bộ Xây dựng biên soạn, Bộ Xây dựng đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố. Trong đó, có những nội dung nổi bật sau đây:
- Tiêu chuẩn này áp dụng cho các công trình xây dựng thuộc lĩnh vực xây dựng, giao thông, thủy lợi.
- Tiêu chuẩn này không áp dụng cho các công trình có điều kiện địa chất công trình đặc biệt như vùng có hang các-tơ, mái đá nghiêng, đá cứng... Các công trình này được thi công và nghiệm thu theo yêu cầu của Thiết kế, hoặc do Tư vấn đề nghị với sự chấp thuận của Chủ đầu tư.
Cọc đóng (Driving pile)
Cọc được hạ bằng năng lượng động (va đập, rung).
Cọc ép (Pressing pile)
Cọc được hạ bằng năng lượng tĩnh, không gây ra xung lực lên đầu cọc.
Độ chối của cọc đóng (Pile refusal)
Độ lún của cọc do một nhát búa đóng và một phút làm việc của búa rung gây ra.
Tải trọng thiết kế (Design load)
Giá trị tải trọng do Nhà thiết kế dự tính tác dụng lên cọc.
Lực ép nhỏ nhất (Pep)min (The minimum jacking load)
Lực ép do Nhà thiết kế quy định để đảm bảo tải trọng thiết kế lên cọc, thông thường lấy bằng 150 % đến 200 % tải trọng thiết kế.
Lực ép lớn nhất (Pep)max (The maximum jacking load)
Lực ép do Nhà thiết kế quy định, không vượt quá sức chịu tải của vật liệu cọc; được tính toán theo kết quả xuyên tĩnh, khi không có kết quả này thì thường lấy bằng 200 % đến 300 % tải trọng thiết kế.
Toàn văn File Word Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật cùng các văn bản hướng dẫn (đang có hiệu lực thi hành) |
Ảnh chụp một phần Lược đồ Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật 2006
(i) Cọc bê tông cốt thép có thể là cọc rỗng, tiết diện vành khuyên (đúc ly tâm) hoặc cọc đặc, tiết diện đa giác đều hoặc vuông (đúc bằng ván khuôn thông thường). Bê tông cọc phải đảm bảo mác thiết kế, cọc được nghiệm thu theo Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4453:1995.
(ii) Kiểm tra cọc tại nơi sản xuất gồm các khâu sau đây:
- Vật liệu:
+ Chứng chỉ xuất xưởng của cốt thép, xi măng; kết quả thí nghiệm kiểm tra mẫu thép, và cốt liệu cát, đá (sỏi), xi măng, nước theo các tiêu chuẩn hiện hành;
+ Cấp phối bê tông;
+ Kết quả thí nghiệm mẫu bê tông;
+ Đường kính cốt thép chịu lực;
+ Đường kính, bước cốt đai;
+ Lưới thép tăng cường và vành thép bó đầu cọc;
+ Mối hàn cốt thép chủ vào vành thép;
+ Sự đồng đều của lớp bê tông bảo vệ;
- Kích thước hình học:
+ Sự cân xứng của cốt thép trong tiết diện cọc;
+ Kích thước tiết diện cọc;
+ Độ vuông góc của tiết diện các đầu cọc với trục;
+ Độ chụm đều đặn của mũi cọc;
(iii) Không được dùng các đoạn cọc có độ sai lệch về kích thước vượt quá quy định trong Bảng 1 và có vết nứt rộng hơn 0,2 mm. Độ sâu vết nứt ở góc không quá 10 mm, tổng diện tích do lẹm, sứt góc và rỗ tổ ong không lớn hơn 5 % tổng diện tích bề mặt cọc và không quá tập trung.
(i) Cọc thép thường được chế tạo từ thép ống hoặc thép hình cán nóng. Chiều dài các đoạn cọc chọn theo kích thước của không gian thi công cũng như kích thước và năng lực của thiết bị hạ cọc.
(ii) Mặt đầu các đoạn cọc phải phẳng và vuông góc với trục cọc, độ nghiêng không lớn hơn 1%.
(iii) Chiều dày của cọc thép lấy theo quy định của thiết kế thường bằng chiều dày chịu lực theo tính toán cộng với chiều dày chịu ăn mòn.
(iv) Trong trường hợp cần thiết có thể được bảo vệ bằng phun vữa xi măng mác cao, chất dẻo hoặc phương pháp điện hoá.
(v) Các đoạn cọc thép được nối hàn, chiều cao và chiều dài đường hàn phải tuân theo thiết kế.
Mức sai lệch cho phép về kích thước cọc
- Chiều dài đoạn cọc, mm: ± 30.
- Kích thước cạnh (đường kính ngoài) tiết diện của cọc đặc (hoặc rỗng giữa), mm: + 5.
- Chiều dài mũi cọc, mm: ± 30.
- Độ cong của cọc (lồi hoặc lõm), mm: 10.
- Độ võng của đoạn cọc: 1/100 chiều dài đốt cọc.
- Độ lệch mũi cọc khỏi tâm, mm: 10.
- Góc nghiêng của mặt đầu cọc với mặt phẳng thẳng góc trục cọc:
+ Cọc tiết diện đa giác, %: nghiêng 1.
+ Cọc tròn, %: nghiêng 0,5.
- Khoảng cách từ tâm móc treo đến đầu đoạn cọc, mm: ± 50.
- Độ lệch của móc treo so với trục cọc, mm: 20.
- Chiều dày của lớp bê tông bảo vệ, mm: ± 5.
- Bước cốt thép xoắn hoặc cốt thép đai, mm: ± 10.
- Khoảng cách giữa các thanh cốt thép chủ, mm: ± 10.
- Đường kính cọc rỗng, mm: ± 5.
- Chiều dày thành lỗ, mm: ± 5.
- Kích thước lỗ rỗng so với tim cọc, mm: ± 5.