Hiện tại đang áp dụng Tiêu chuẩn Quốc gia nào về cần trục, từ vựng? Các loại cần trục tháp được phân loại như thế nào? Mong được giải đáp, xin cảm ơn! – Anh Hào (Tiền Giang).
>> Danh sách văn bản Trung ương cập nhật ngày 16/01/2024
>> Quy chuẩn Quốc gia QCVN 07:2023/BXD Hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật
Hiện nay, đang áp dụng Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 8242-3:2018 (ISO 4306-3:2016) về Cần trục - Từ vựng - Phần 3: Cần trục tháp. Theo đó, Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 8242-3:2018 có một số nội dung nổi bật như sau:
Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 8242-3:2018 quy định các thuật ngữ được sử dụng phổ biến nhất trong lĩnh vực cần trục.
Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 8242-3:2018 quy định định nghĩa chung về cần trục tháp và thuật ngữ cho mỗi loại cần trục tháp bằng cách sử dụng hình vẽ có đánh số viện dẫn tương ứng các thuật ngữ.
Tiêu chuẩn này áp dụng cho:
- Cần trục tháp có thể tháo và lắp được (theo từng cấu kiện hoặc tự lắp dựng);
- Cần trục tháp lắp đặt tại công trường;
- Cần trục tháp tự hành tự lắp dựng.
Tiêu chuẩn này không áp dụng cho:
- Cần trục tự hành;
- Cần trục cột buồm, có hoặc không có cần.
Toàn văn File Word Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật cùng các văn bản hướng dẫn (đang có hiệu lực thi hành) |
Ảnh chụp một phần Lược đồ Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật 2006
Trong tiêu chuẩn này sử dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau.
- Cần trục tháp:
Cần trục quay kiểu cần, dẫn động máy, có cần được bố trí ở phần đỉnh tháp, tháp gần như thẳng đứng trong trạng thái làm việc.
Chú thích: Cần trục tháp được trang bị các phương tiện để nâng và hạ tải trọng treo và để dịch chuyển tải trọng bằng cách thay đổi tầm với, di chuyển xe con mang tải, quay hoặc di chuyển toàn bộ thiết bị. Mỗi cần trục tháp có thể thực hiện một số chuyển động nhưng không nhất thiết phải thực hiện tất cả các chuyển động.
+ Cần trục tháp được lắp dựng từ các bộ phận:
Cần trục tháp (2.1) được vận chuyển đến công trường theo từng bộ phận và được lắp dựng bằng một thiết bị nâng độc lập khác, kết cấu cần trục cho phép cần trục giữ nguyên vị trí đã lắp dựng trong trạng thái không làm việc và có thể được tháo rời để vận chuyển đến công trường khác.
+ Cần trục tháp tự lắp dựng:
Cần trục tháp (2.1) được vận chuyển đến công trường và chủ yếu được lắp dựng mà không cần sử dụng thiết bị nâng khác, kết cấu cần trục cho phép cần trục giữ nguyên vị trí đã lắp dựng trong trạng thái không làm việc và có thể được hạ xuống để vận chuyển đến công trường khác.
+ Cần trục tháp tự hành tự lắp dựng:
Cần trục tự lắp dựng (2.1.2) được lắp trên khung giá tự hành hoặc trên khung giá được kéo theo.
Cần trục tháp được phân loại theo:
- Cách lắp dựng:
+ Được lắp dựng từ các bộ phận cấu thành;
+ Tự lắp dựng (lắp dựng nhanh mà không sử dụng các thiết bị phụ).
- Vị trí mâm quay:
+ Ở trên cao;
+ Ở dưới thấp.
- Loại cần:
+ Cần nằm ngang (kể cả loại cần đầu búa);
+ Cần nâng/hạ;
+ Cần gãy khúc (cần cổ ngỗng);
+ Cần ống lồng;
+ Cần khớp bản lề (cần dao gấp).
- Cấu hình:
+ Di chuyển;
+ Tĩnh tại (cố định);
+ Tự nâng.
Điều 6. Nguyên tắc cơ bản của hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn và lĩnh vực quy chuẩn kỹ thuật - Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật 2006 1. Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật phải bảo đảm nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động kinh tế - xã hội, nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm, hàng hoá và dịch vụ trên thị trường trong nước và quốc tế. 2. Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật phải đáp ứng yêu cầu về an toàn, an ninh quốc gia, vệ sinh, sức khoẻ con người, quyền và lợi ích hợp pháp của các bên có liên quan, bảo vệ động vật, thực vật, môi trường và sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên. 3. Hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn và lĩnh vực quy chuẩn kỹ thuật phải bảo đảm công khai, minh bạch, không phân biệt đối xử và không gây trở ngại không cần thiết đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh, thương mại. Việc xây dựng tiêu chuẩn phải bảo đảm sự tham gia và đồng thuận của các bên có liên quan. 4. Việc xây dựng tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật phải: a) Dựa trên tiến bộ khoa học và công nghệ, kinh nghiệm thực tiễn, nhu cầu hiện tại và xu hướng phát triển kinh tế - xã hội; b) Sử dụng tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực, tiêu chuẩn nước ngoài làm cơ sở để xây dựng tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật, trừ trường hợp các tiêu chuẩn đó không phù hợp với đặc điểm về địa lý, khí hậu, kỹ thuật, công nghệ của Việt Nam hoặc ảnh hưởng đến lợi ích quốc gia; c) Ưu tiên quy định các yêu cầu về tính năng sử dụng sản phẩm, hàng hóa; hạn chế quy định các yêu cầu mang tính mô tả hoặc thiết kế chi tiết; d) Bảo đảm tính thống nhất của hệ thống tiêu chuẩn và hệ thống quy chuẩn kỹ thuật của Việt Nam. |