Kinh doanh dịch vụ bảo vệ là ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện. Vì vậy, các chủ thể kinh doanh cần tiến hành thủ tục xin cấp phép kinh doanh dịch vụ bảo vệ sau đây:
>> Doanh nghiệp có giao dịch liên kết khi quyết toán thuế năm 2022, cần lưu ý gì?
>> Điều kiện cấp phép hoạt động cho doanh nghiệp xuất khẩu lao động năm 2022
Căn cứ theo Điều 7, Điều 11 và Điều 12 Nghị định 96/2016/NĐ-CP, điều kiện kinh doanh dịch vụ bảo vệ được quy định như sau:
Điều kiện chung về an ninh, trật tự
- Được đăng ký, cấp phép hoặc thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam.
- Người chịu trách nhiệm về an ninh, trật tự của cơ sở kinh doanh phải không thuộc một trong các trường hợp quy định tại Khoản 2 Điều 7 Nghị định 96/2016/NĐ-CP.
- Đủ điều kiện về an toàn phòng cháy và chữa cháy theo quy định của pháp luật.
Điều kiện riêng về an ninh, trật tự:
- Là doanh nghiệp;
- Người chịu trách nhiệm về an ninh, trật tự của cơ sở kinh doanh dịch vụ bảo vệ:
+ Phải có bằng tốt nghiệp từ cao đẳng trở lên; và
+ Không phải là người chịu trách nhiệm về an ninh, trật tự của cơ sở kinh doanh dịch vụ bảo vệ mà trong 24 tháng liền kề trước đó đã bị thu hồi không có thời hạn Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự (trừ quy định tại khoản 2 Điều 22 Nghị định 96/2016/NĐ-CP).
Ngoài ra, cơ sở kinh doanh dịch vụ bảo vệ còn phải đáp ứng các điều kiện dưới đây trong trường hợp:
- Cơ sở kinh doanh dịch vụ bảo vệ của Việt Nam liên doanh với cơ sở kinh doanh dịch vụ bảo vệ nước ngoài chỉ được thực hiện khi:
+ Cần đầu tư máy móc, phương tiện kỹ thuật phục vụ công tác bảo vệ;
+ Thực hiện dưới hình thức cơ sở kinh doanh nước ngoài góp vốn mua máy móc, phương tiện kỹ thuật phục vụ công tác bảo vệ.
- Cơ sở kinh doanh nước ngoài đầu tư góp vốn với cơ sở kinh doanh dịch vụ bảo vệ của Việt Nam phải thảo mãn các điều kiện sau:
+ Là doanh nghiệp đang hoạt động kinh doanh dịch vụ bảo vệ liên tục ít nhất 05 năm;
+ Người đại diện cho phần vốn góp của cơ sở kinh doanh nước ngoài là người chưa bị cơ quan pháp luật nước ngoài nơi họ hoạt động kinh doanh xử lý về hành vi vi phạm có liên quan đến hoạt động kinh doanh dịch vụ bảo vệ từ cảnh cáo trở lên;
+ Phần vốn góp của cơ sở kinh doanh nước ngoài chỉ được sử dụng để mua máy móc, thiết bị kỹ thuật phục vụ công tác bảo vệ.
+ Số vốn góp đầu tư ít nhất là 1.000.000 USD.
Điều kiện để được đào tạo nhân viên dịch vụ bảo vệ
Cơ sở kinh doanh dịch vụ bảo vệ tự đào tạo nhân viên bảo vệ cho cơ sở của mình phải đáp ứng các điều kiện sau:
- Có phòng học và có địa điểm tập luyện;
- Có ít nhất 03 năm hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ bảo vệ; có ban quản lý, đào tạo nhân viên dịch vụ bảo vệ;
- Số lượng nhân viên dịch vụ bảo vệ tối thiểu từ 300 nhân viên trở lên;
- Có giáo viên hoặc hợp đồng thuê giáo viên giảng dạy;
- Có giáo trình và chương trình đào tạo được thẩm duyệt bởi Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Bộ Công an. Thời gian đào tạo ít nhất là 30 ngày.
- Sau khóa đào tạo phải đề nghị cơ quan Công an có thẩm quyền sát hạch đánh giá kết quả và cấp Chứng chỉ nghiệp vụ bảo vệ cho những nhân viên dịch vụ bảo vệ đạt yêu cầu trong đợt sát hạch.
Trước khi tiến hành hoạt động kinh doanh, các cơ sở kinh doanh dịch vụ bảo vệ cần thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự như sau:
Hồ sơ cần chuẩn bị
- Văn bản đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự của cơ sở kinh doanh (Mẫu số 03 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 96/2016/NĐ-CP).
- Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư; Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động của chi nhánh, đơn vị trực thuộc doanh nghiệp;
- Tài liệu chứng minh doanh nghiệp nước ngoài đủ điều kiện về thời gian hoạt động kinh doanh và người đại diện cho phần vốn góp nếu cơ sở kinh doanh có vốn đầu tư nước ngoài.
- Giáo trình và chương trình đào tạo nhân viên dịch vụ bảo vệ đối với cơ sở kinh doanh có chức năng đào tạo nhân viên dịch vụ bảo vệ.
Lưu ý: Người chịu trách nhiệm về an ninh, trật tự đứng tên trong Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự phải nộp kèm các giấy tờ sau:
- Bản sao hợp lệ bằng tốt nghiệp chứng minh trình độ học vấn của người này;
- Đối với người Việt Nam ở trong nước:
+ Bản khai lý lịch (Mẫu số 02 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 96/2016/NĐ-CP) có xác nhận của UBND cấp xã nơi đăng ký hộ khẩu thường trú; hoặc
+ Phiếu lý lịch tư pháp (do Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia cấp cho công dân Việt Nam không xác định được nơi thường trú hoặc tạm trú; hoặc Sở Tư pháp cấp cho công dân Việt Nam đang thường trú hoặc tạm trú ở trong nước);
- Đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài mang hộ chiếu nước ngoài và người nước ngoài:
+ Bản khai nhân sự (Mẫu số 02b tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 96/2016/NĐ-CP);
+ Bản sao hợp lệ Hộ chiếu, Thẻ thường trú/Thẻ tạm trú/Thị thực còn thời hạn lưu trú tại Việt Nam.
Nơi nộp hồ sơ
Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an cấp tỉnh, trừ trường hợp:
Cơ sở kinh doanh có vốn đầu tư nước ngoài và cơ sở kinh doanh có chức năng đào tạo nhân viên dịch vụ bảo vệ phải nộp hồ sơ tại Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Bộ Công an.
Thời hạn giải quyết
Không quá 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
Trên đây là quy định về Thủ tục xin cấp phép kinh doanh dịch vụ bảo vệ. Nếu còn thắc mắc khác, độc giả vui lòng để lại câu hỏi tại đây.
Căn cứ pháp lý: