Có phải sắp tới sẽ bổ sung nhiều nội dung mới cho Nghị định 26/2019/NĐ-CP hướng dẫn Luật Thủy sản 2017 hay không? Cụ thể là như thế nào? Hông Vân (Thừa Thiên Huế).
>> File Word Luật Phòng cháy và chữa cháy cùng các văn bản hướng dẫn 2024
>> Danh sách văn bản Trung ương cập nhật ngày 06 và 07/04/2024
Ngày 04/04/2024, Chính phủ đã ban hành Nghị định 37/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 26/2019/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thủy sản 2017.
Theo đó, Nghị định 37/2024/NĐ-CP bắt đầu có hiệu lực từ ngày 19/05/2024 và bổ sung một số nội dung nổi bật sau đây:
Căn cứ khoản 1 Điều 1 Nghị định 37/2024/NĐ-CP, bổ sung khoản 16 Điều 3 Nghị định 26/2019/NĐ-CP, khái niệm về khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá như sau:
Khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá là khu vực chuyên dụng dành cho tàu cá neo đậu tránh trú bào, bao gồm: Kết cấu hạ tầng khu tránh trú bão, cơ sở dịch vụ hậu cần khu tránh trú bão, vùng nước đậu tàu, luồng vào khu tránh trú bão và khu hành chính.
- Kết cấu hạ tầng khu tránh trú bão bao gồm: đê, kè chắn sóng, ngăn sa bồi; luồng lạch; neo đậu tàu (các trụ, phao neo tàu, xích neo, rùa neo); hệ thống phao tiêu, biển báo; hệ thống chiếu sáng; hệ thống thông tin liên lạc.
- Cơ sở dịch vụ hậu cần khu tránh trú bão bao gồm: cơ sở cung ứng dịch vụ thiết yếu tối thiểu (nước ngọt, lương thực thực phẩm, thông tin liên lạc, y tế, vật tư, sửa chữa nhỏ, cứu nạn, giải quyết sự cố) phục vụ ngư dân và tàu cá đảm bảo giải quyết các yêu cầu cấp thiết và sự cố tai nạn.
- Vùng nước đậu tàu là vùng nước trước cầu cảng, vùng nước bố trí neo đậu tàu, luồng vào khu neo đậu tàu và vùng nước dành cho cung ứng, dịch vụ hậu cần.
- Luồng vào khu tránh trú bão là luồng nối từ vùng nước mà tàu hoạt động đến vùng nước đậu tàu.
- Khu hành chính bao gồm: các kết cấu hạ tầng, trang thiết bị phục vụ công tác quản lý, điều hành hoạt động của khu tránh trú bão (nhà lưu trú, điều hành, bảo vệ; hệ thống đường giao thông nội bộ; hệ thống điện, nước, xử lý nước thải, phòng cháy, chữa cháy; trang thiết bị).
File Word các Luật nổi bật và văn bản hướng dẫn thi hành (còn hiệu lực) |
Nghị định 26/2019/NĐ-CP hướng dẫn Luật Thủy sản được bổ sung bởi Nghị định 37/2024/NĐ-CP (Ảnh minh họa – Nguồn từ Internet)
Căn cứ khoản 1 Điều 1 Nghị định 37/2024/NĐ-CP, bổ sung khoản 17 Điều 3 Nghị định 26/2019/NĐ-CP, khái niệm về khu vực trung tâm nghề cá lớn như sau:
Theo đó, trung tâm nghề cá lớn là khu vực gắn với ngư trường khai thác thủy sản có lợi thế về kinh tế, xã hội, tài nguyên, nguồn nguyên liệu, hạ tầng kỹ thuật, có ranh giới và quy chế hoạt động riêng, làm đầu mối sản xuất, thương mại, dịch vụ hậu cần nghề cá trong thể liên hoàn, liên kết để giảm chi phí, tăng sức cạnh tranh, bao gồm: các khu chức năng đặc thù, các cơ sở chuyên ngành. Cụ thể như sau:
- Khu chức năng đặc thù bao gồm: các khu vực chế biến thủy sản; sửa chữa, sản xuất ngư lưới cụ, đóng, sửa tàu thuyền cung cấp máy móc, trang thiết bị cho tàu cá thiết bị hàng hải, thông tin liên lạc; khu neo đậu tránh trú bão; cơ sở đăng kiểm tàu cá; cơ quan kiểm ngư vùng, cầu cảng neo đậu của tàu, thuyền kiểm ngư; trung tâm cứu hộ, cứu nạn.
- Cơ sở chuyên ngành của trung tâm nghề cá lớn bao gồm cơ sở đào tạo, nghiên cứu, tài chính, trung tâm hội chợ triển lãm phục vụ hoạt động thủy sản.
Căn cứ khoản 1 Điều 1 Nghị định 37/2024/NĐ-CP, bổ sung khoản 22 Điều 3 Nghị định 26/2019/NĐ-CP, vùng khơi gồm 06 khu vực như sau:
- Khu vực 1 là vùng phía Bắc vĩ tuyến 17°00’N.
- Khu vực 2 là vùng từ vĩ tuyến 14°00’N đến vĩ tuyến 17°00’N.
- Khu vực 3 là vùng từ vĩ tuyến 10°00’N đến vĩ tuyến 14°00’N.
- Khu vực 4 là vùng phía Nam vĩ tuyến 10°00’N và phía Đông kinh tuyến 108°00’E.
- Khu vực 5 là vùng phía Nam vĩ tuyến 10°00’N, từ kinh tuyến 105°00’E đến kinh tuyến 108°00’E.
- Khu vực 6 là vùng phía Tây kinh tuyến 105°00’E”.
Điều 42. Phân vùng khai thác thủy sản - Nghị định 26/2019/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung khoản 18 Điều 1 Nghị định 37/2024/NĐ-CP) 1. Vùng khai thác thủy sản trên biển bao gồm: a) Vùng ven bờ được giới hạn bởi mép nước biển dọc theo bờ biển và tuyến bờ. Đối với các đảo, vùng ven bờ là vùng mép biển được giới hạn bởi ngấn nước thủy triều trung bình nhiều năm quanh bờ biển của đảo đến 06 hải lý. b) Vùng lộng được giới hạn bởi tuyến bờ và tuyến lộng. c) Vùng khơi (vùng xa bờ) được giới hạn bởi tuyến lộng và ranh giới phía ngoài được xác định phù hợp với Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982. 2. Ủy ban nhân dân hai tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương ven biển tiếp giáp nhau căn cứ vào đặc điểm cụ thể về địa lý của vùng biển ven bờ để hiệp thương xác định và công bố ranh giới vùng khai thác thủy sản ven bờ giữa hai tỉnh. |