Việc thẩm định điều kiện đối với Trang thông tin đấu giá trực tuyến của tổ chức đấu giá tài sản kể từ ngày 01/9/2023 được quy định như thế nào? – Bình An (Thái Nguyên).
>> Quy định tổ chức đấu giá bằng hình thức đấu giá trực tuyến từ 01/9/2023
>> Danh sách văn bản Trung ương cập nhật ngày 31/08/2023
Theo Điều 14 Nghị định 62/2017/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 4 Điều 1 Nghị định 47/2023/NĐ-CP), kể từ ngày 01/9/2023, việc thẩm định điều kiện đối với Trang thông tin đấu giá trực tuyến của tổ chức đấu giá tài sản được quy định như sau:
- Tổ chức đấu giá tài sản, tổ chức mà Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ do Chính phủ thành lập để xử lý nợ xấu của tổ chức tín dụng gửi Đề án xây dựng Trang thông tin đấu giá trực tuyến đến Bộ Tư pháp. Đề án có các nội dung quy định tại khoản 3 Điều 1 của Nghị định 47/2023/NĐ-CP (sửa đổi, bổ sung Điều 13 Nghị định 62/2017/NĐ-CP).
- Bộ trưởng Bộ Tư pháp quyết định thành lập Hội đồng thẩm định Trang thông tin đấu giá trực tuyến và ban hành quy chế hoạt động của Hội đồng; thành phần Hội đồng gồm đại diện Bộ Tư pháp làm Chủ tịch Hội đồng, đại diện các cơ quan, tổ chức có liên quan, các chuyên gia có trình độ, kinh nghiệm trong lĩnh vực đấu giá, công nghệ thông tin.
- Hội đồng thẩm định điều kiện đối với Trang thông tin đấu giá trực tuyến xem xét, thẩm định theo các nội dung sau đây:
+ Cơ sở hạ tầng kỹ thuật, cơ sở vật chất và đội ngũ nhân sự vận hành Trang thông tin đấu giá trực tuyến của tổ chức đấu giá tài sản;
+ Các yêu cầu quy định tại khoản 3 Điều 1 của Nghị định 47/2023/NĐ-CP (sửa đổi, bổ sung Điều 13 Nghị định 62/2017/NĐ-CP).
Danh sách văn bản Trung ương mới nhất [Cập nhật liên tục và kịp thời] |
Thẩm định điều kiện với Trang thông tin đấu giá trực tuyến của tổ chức đấu giá tài sản từ 01/9/2023
(Ảnh minh họa - Nguồn từ Internet)
Đấu giá trực tuyến phải tuân thủ theo nguyên tắc quy định tại Điều 8 Nghị định 62/2017/NĐ-CP sau đây:
- Tuân thủ quy định của pháp luật về đấu giá tài sản.
- Bảo mật về tài khoản truy cập, thông tin về người tham gia đấu giá và các thông tin khác theo quy định của pháp luật.
- Bảo đảm tính khách quan, minh bạch, an toàn, an ninh mạng.
- Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người có tài sản, người tham gia đấu giá và cá nhân, tổ chức có liên quan.
Quyền và nghĩa vụ của người có tài sản đấu giá được quy định tại Điều 47 Luật Đấu giá tài sản 2016, cụ thể như sau:
(i) Quyền của người có tài sản đấu giá bao gồm:
- Giám sát quá trình tổ chức thực hiện việc đấu giá.
- Tham dự cuộc đấu giá.
- Yêu cầu tổ chức đấu giá tài sản dừng việc tổ chức đấu giá khi có căn cứ cho rằng tổ chức đấu giá tài sản có hành vi vi phạm quy định tại điểm b, điểm c khoản 2 Điều 9 Luật Đấu giá tài sản 2016.
- Yêu cầu đấu giá viên điều hành cuộc đấu giá dừng cuộc đấu giá khi có căn cứ cho rằng đấu giá viên có hành vi vi phạm quy định tại điểm c khoản 1 Điều 9 Luật Đấu giá tài sản 2016; người tham gia đấu giá có hành vi vi phạm quy định tại các điểm b, c hoặc d khoản 5 Điều 9 Luật Đấu giá tài sản 2016.
- Đơn phương chấm dứt, hủy bỏ hợp đồng dịch vụ đấu giá tài sản, hợp đồng mua bán tài sản đấu giá hoặc đề nghị Tòa án tuyên bố hợp đồng dịch vụ đấu giá tài sản, hợp đồng mua bán tài sản đấu giá vô hiệu theo quy định của Luật này và quy định của pháp luật về dân sự.
- Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
(ii) Nghĩa vụ của người có tài sản đấu giá bao gồm:
- Chịu trách nhiệm về tài sản đưa ra đấu giá.
- Ký hợp đồng mua bán tài sản đấu giá hoặc trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt kết quả đấu giá tài sản.
- Giao tài sản và các giấy tờ liên quan đến tài sản đấu giá cho người mua được tài sản đấu giá theo thỏa thuận trong hợp đồng mua bán tài sản đấu giá hoặc theo quy định của pháp luật.
- Báo cáo cơ quan có thẩm quyền về việc lựa chọn tổ chức đấu giá tài sản, diễn biến cuộc đấu giá và kết quả đấu giá tài sản trong trường hợp đấu giá tài sản nhà nước.
- Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.