Pháp luật hiện nay quy định như thế nào đối với Tài khoản 801? – Kim Quyên (Đồng Tháp).
>> Tài khoản 791 (doanh thu khác)
>> Nguyên tắc kế toán các khoản doanh thu
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 54 Thông tư 05/2019/TT-BTC, nguyên tắc kế toán của Tài khoản 801 - Chi phí hoạt động tín dụng áp dụng đối với tổ chức tài chính vi mô được quy định như sau:
(i) Tài khoản 801 dùng để phản ánh các chi phí hoạt động tín dụng của tổ chức tài chính vi mô phát sinh trong kỳ, như: Chi trả lãi tiền gửi; tiền gửi tiết kiệm bắt buộc; chi phí bảo toàn và bảo hiểm tiền gửi của khách hàng; chi trả lãi tiền gửi khác; chi trả lãi tiền vay; chi phí khác của hoạt động tín dụng.
- Chi trả lãi tiền gửi: gồm các khoản trả lãi tiền gửi, tiền gửi tiết kiệm bắt buộc, lãi tiền gửi khác bằng đồng Việt Nam cho các Tổ chức kinh tế, cá nhân là khách hàng tổ chức tài chính vi mô, và các cá nhân, tổ chức khác.
- Chi trả lãi tiền vay: gồm các khoản trả lãi tiền vay Chính phủ và ngân hàng nhà nước, vay các tổ chức tín dụng trong nước, vay tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước.
- Chi phí bảo toàn và bảo hiểm tiền gửi của khách hàng: gồm các khoản chi phí cho công ty bảo hiểm tiền gửi của khách hàng.
- Chi khác cho hoạt động tín dụng: gồm các khoản chi phí trả lãi khác và các khoản chi tương đương trả lãi của tổ chức tài chính vi mô ngoài các khoản chi lãi nói trên.
(ii) Tài khoản 801 chỉ phản ánh các khoản chi phí thực tế phát sinh có liên quan trực tiếp đến hoạt động tín dụng và được mở chi tiết theo từng nội dung chi phí theo quy định.
Danh sách những Thông tư hướng dẫn kế toán đang còn hiệu lực |
Tài khoản 801 (chi phí hoạt động tín dụng) (Ảnh minh họa - Nguồn từ Internet)
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 54 Thông tư 05/2019/TT-BTC, kết cấu và nội dung của Tài khoản 801 - Chi phí hoạt động tín dụng áp dụng đối với tổ chức tài chính vi mô được quy định như sau:
Bên Nợ:
Các chi phí hoạt động tín dụng phát sinh trong kỳ.
Bên Có:
- Các khoản ghi giảm chi phí hoạt động tín dụng.
- Kết chuyển chi phí hoạt động tín dụng vào Tài khoản 001 - “Xác định kết quả kinh doanh”.
Tài khoản 801 không có số dư cuối kỳ.
Căn cứ theo quy định tại Điều 25 Nghị định 174/2016/NĐ-CP, các trường hợp không được cung cấp dịch vụ kiểm toán được quy định như sau:
Điều 25. Trường hợp không được cung cấp dịch vụ kế toán - Nghị định 174/2016/NĐ-CP Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán, hộ kinh doanh dịch vụ kế toán, doanh nghiệp kiểm toán (sau đây gọi chung là đơn vị kinh doanh dịch vụ kế toán) không được cung cấp dịch vụ kế toán cho đơn vị khác khi người có trách nhiệm quản lý, điều hành hoặc người trực tiếp thực hiện dịch vụ kế toán của đơn vị thuộc các trường hợp sau đây: 1. Là cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, vợ, chồng, con đẻ, con nuôi, anh, chị, em ruột của người có trách nhiệm quản lý, điều hành, kế toán trưởng của đơn vị kế toán, trừ trường hợp đơn vị kế toán là doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn do một cá nhân làm chủ sở hữu, các doanh nghiệp thuộc loại hình khác không có vốn nhà nước là doanh nghiệp siêu nhỏ theo quy định của pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa. 2. Các trường hợp quy định tại khoản 2, 3, 4, 5 Điều 68 Luật kế toán. 3. Trường hợp khác theo quy định. |