Tái cấp vốn được hiểu là hình thức cấp tín dụng của ngân hàng nhà nước nhằm cung ứng vốn ngắn hạn và phương tiện thanh toán cho tổ chức tín dụng. Đối với việc tai cấp vốn phải dược thực hiện theo quy định của pháp luật và để hiểu thêm về điều kiện và trình tự tái cấp vốn. Mời quý thành viên theo dõi bài viết dưới đây của chúng tôi.
>> Thông tin cần biết về thuế đối với cá nhân kinh doanh
>> Điều kiện, thủ tục cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng
Nguồn: Internet
1. Điều kiện tái cấp vốn
Theo quy định tại Điều 12 Thông tư 24/2019/TT-NHNN, Ngân hàng Nhà nước xem xét, quyết định tái cấp vốn dưới hình thức cho vay lại theo hồ sơ tín dụng đối với tổ chức tín dụng đáp ứng đủ các điều kiện sau:
- Gặp khó khăn về khả năng chi trả và không trong thời gian được kiểm soát đặc biệt.
- Có cam kết về việc không có hoặc đã sử dụng hết giấy tờ có giá thuộc danh mục giấy tờ có giá được sử dụng trong các giao dịch của Ngân hàng Nhà nước tại ngày có Giấy đề nghị vay tái cấp vốn hoặc Giấy đề nghị gia hạn vay tái cấp vốn và cam kết các khoản cho vay trong bảng kê hồ sơ tín dụng (là bảng kê các khoản cho vay theo Phụ lục số 03 ban hành kèm theo Thông tư này) để tái cấp vốn, gia hạn tái cấp vốn đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn theo quy định.
2. Tiêu chuẩn khoản cho vay trong bảng kê hồ sơ tín dụng
Theo quy định tại Điều 13 Thông tư 24/2019/TT-NHNh, khoản cho vay trong bảng kê hồ sơ tín dụng do tổ chức tín dụng lập để vay tái cấp vốn, gia hạn vay tái cấp vốn dưới hình thức cho vay lại theo hồ sơ tín dụng phải đảm bảo đủ các tiêu chuẩn sau:
- Khoản cho vay bằng đồng Việt Nam, có bảo đảm bằng tài sản theo quy định của pháp luật đối với toàn bộ giá trị khoản cho vay và được phân loại nợ vào nhóm 1 theo quy định của Ngân hàng Nhà nước về phân loại nợ của tổ chức tín dụng.
- Không phải là khoản cho vay đối với ngành, lĩnh vực mà Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước yêu cầu tổ chức tín dụng hạn chế, kiểm soát tín dụng trong từng thời kỳ.
- Khoản cho vay không được sử dụng vào mục đích khác.
- Tại ngày có Giấy đề nghị vay tái cấp vốn hoặc Giấy đề nghị gia hạn vay tái cấp vốn, thời hạn còn lại của khoản cho vay dài hơn thời hạn đề nghị vay tái cấp vốn, gia hạn vay tái cấp vốn ít nhất 60 ngày.
3. Số tiền tái cấp vốn, gia hạn tái cấp vốn
Số tiền tái cấp vốn, gia hạn tái cấp vốn dưới hình thức cho vay lại theo hồ sơ tín dụng do Ngân hàng Nhà nước xem xét, quyết định trên cơ sở tình hình khả năng chi trả của tổ chức tín dụng nhưng không vượt quá 60% tổng dư nợ gốc của các khoản cho vay trong bảng kê hồ sơ tín dụng để tái cấp vốn, gia hạn tái cấp vốn.
4. Trình tự xem xét tái cấp vốn, gia hạn tái cấp vốn
Bước 1: Khi có nhu cầu vay tái cấp vốn hoặc gia hạn vay tái cấp vốn dưới hình thức cho vay lại theo hồ sơ tín dụng, tổ chức tín dụng gửi 01 bộ hồ sơ đến Ngân hàng Nhà nước (Vụ Chính sách tiền tệ). Trường hợp đề nghị gia hạn vay tái cấp vốn, tổ chức tín dụng phải gửi hồ sơ đến Ngân hàng Nhà nước trước ngày đến hạn trả nợ tối thiểu 20 ngày làm việc. Trường hợp hồ sơ của tổ chức tín dụng chưa đầy đủ theo quy định, trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Ngân hàng Nhà nước (Vụ Chính sách tiền tệ) có văn bản yêu cầu tổ chức tín dụng bổ sung, hoàn thiện hồ sơ.
Hồ sơ đề nghị vay tái cấp vốn, gia hạn vay tái cấp vốn bao gồm các tài liệu sau:
- Giấy đề nghị vay tái cấp vốn theo Phụ lục số 01 ban hành kèm theo Thông tư này hoặc Giấy đề nghị gia hạn vay tái cấp vốn theo Phụ lục số 02 ban hành kèm theo Thông tư này;
- Báo cáo cụ thể về các nội dung: Việc đáp ứng đủ các điều kiện tái cấp vốn, gia hạn tái cấp vốn theo quy định tại Điều 12 Thông tư này; tình hình khó khăn về khả năng chi trả của tổ chức tín dụng; giải trình số tiền đề nghị vay tái cấp vốn; biện pháp đã áp dụng và dự kiến áp dụng để khắc phục khó khăn về khả năng chi trả và trả nợ vay tái cấp vốn;
- Bảng kê hồ sơ tín dụng để vay tái cấp vốn, gia hạn vay tái cấp vốn theo Phụ lục số 03 ban hành kèm theo Thông tư này (02 bản);
d) Báo cáo số liệu theo Phụ lục số 04, Phụ lục số 05, Phụ lục số 06 ban hành kèm theo Thông tư này (trường hợp vay tái cấp vốn) hoặc Phụ lục số 04, Phụ lục số 05 ban hành kèm theo Thông tư này (trường hợp gia hạn vay tái cấp vốn).
Bước 2: Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ của tổ chức tín dụng theo quy định tại khoản 1 Điều này, Vụ Chính sách tiền tệ gửi lấy ý kiến Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng, Vụ Tín dụng các ngành kinh tế, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố nơi tổ chức tín dụng đặt trụ sở chính (trong trường hợp Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố có nhiệm vụ thanh tra, giám sát tổ chức tín dụng đề nghị vay tái cấp vốn, gia hạn vay tái cấp vốn).
Bước 3: Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị có ý kiến của Vụ Chính sách tiền tệ theo quy định tại khoản 2 Điều này, Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng, Vụ Tín dụng các ngành kinh tế, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố nơi tổ chức tín dụng đặt trụ sở chính (sau đây gọi là Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố) có ý kiến bằng văn bản gửi Vụ Chính sách tiền tệ về các nội dung sau:
- Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng: Đánh giá việc tổ chức tín dụng đáp ứng hay không đáp ứng điều kiện tái cấp vốn, gia hạn tái cấp vốn quy định tại khoản 1 Điều 12 Thông tư này; ý kiến đối với đề nghị vay tái cấp vốn, gia hạn vay tái cấp vốn của tổ chức tín dụng; nội dung khác (nếu có);
- Vụ Tín dụng các ngành kinh tế: Căn cứ báo cáo, hồ sơ của tổ chức tín dụng, có ý kiến đối với các điều kiện tái cấp vốn, gia hạn tái cấp vốn của tổ chức tín dụng theo quy định tại Điều 12 Thông tư này; ý kiến đối với đề nghị vay tái cấp vốn, gia hạn vay tái cấp vốn của tổ chức tín dụng; nội dung khác (nếu có);
- Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố: Đánh giá việc tổ chức tín dụng đáp ứng hay không đáp ứng điều kiện tái cấp vốn, gia hạn tái cấp vốn quy định tại khoản 1 Điều 12 Thông tư này; ý kiến đối với đề nghị vay tái cấp vốn, gia hạn vay tái cấp vốn của tổ chức tín dụng; nội dung khác (nếu có).
Bước 4: Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đầy đủ ý kiến của các đơn vị theo quy định tại khoản 3 Điều này và các nội dung cập nhật, bổ sung, làm rõ của tổ chức tín dụng, các đơn vị (nếu có), Vụ Chính sách tiền tệ tổng hợp, trình Thống đốc Ngân hàng Nhà nước xem xét, quyết định việc tái cấp vốn, gia hạn tái cấp vốn đối với tổ chức tín dụng.
Bước 5: Trong thời hạn 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ của tổ chức tín dụng theo quy định tại khoản 1 Điều này và các văn bản cập nhật, bổ sung, làm rõ của tổ chức tín dụng (nếu có), Ngân hàng Nhà nước có Quyết định tái cấp vốn, gia hạn tái cấp vốn đối với tổ chức tín dụng; trường hợp không đồng ý, Ngân hàng Nhà nước có văn bản nêu lý do gửi tổ chức tín dụng.
Bước 6: Căn cứ Quyết định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về việc tái cấp vốn đối với tổ chức tín dụng và các quy định của pháp luật có liên quan, Giám đốc Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước hoặc Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố ký hợp đồng tái cấp vốn, giải ngân, gia hạn, thu hồi nợ tái cấp vốn đối với tổ chức tín dụng.
Căn cứ pháp lý:
Thông tư 24/2019/TT-NHNN