Khi xử lý khoản tiền đã ký quỹ trong bán hàng đa cấp thì thực hiện như thế nào? – Nhật Hạ (Quảng Bình).
>> Quy định về báo cáo của doanh nghiệp bán hàng đa cấp từ ngày 20/6/2023
>> Mức phí thẩm định dự án đầu tư xây dựng từ ngày 01/7/2023
Ngày 28/04/2023 Chính phủ ban hành Nghị định 18/2023/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 40/2018/NĐ-CP về quản lý hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp.
Căn cứ theo quy định tại Điều 53 Nghị định 40/2018/NĐ-CP (được sửa đổi bổ sung bởi khoản 37 Điều 1 Nghị định 18/2023/NĐ-CP) kể từ ngày 20/6/2023. Theo đó, việc xử lý khoản tiền đã ký quỹ được quy định như sau:
Tiền ký quỹ được sử dụng trong các trường hợp sau:
(i) Doanh nghiệp chấm dứt hoạt động bán hàng đa cấp nhưng không chấp hành quyết định xử phạt vi phạm trong hoạt động bán hàng đa cấp đã có hiệu lực của cơ quan có thẩm quyền.
(ii) Doanh nghiệp bán hàng đa cấp chấm dứt hoạt động bán hàng đa cấp theo quy định tại khoản 1 Điều 17 Nghị định 40/2018/NĐ-CP nhưng không thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ liên quan đến hoạt động bán hàng đa cấp đối với người tham gia bán hàng đa cấp và có bản án có hiệu lực pháp luật của tòa án về việc giải quyết các tranh chấp giữa doanh nghiệp bán hàng đa cấp với người tham gia bán hàng đa cấp liên quan đến các nghĩa vụ đó.
Danh sách văn bản Trung ương mới nhất [Cập nhật liên tục và kịp thời] |
Quy định về xử lý khoản tiền đã ký quỹ trong bán hàng đa cấp từ ngày 20/6/2023 (Ảnh minh họa - Nguồn từ Internet)
(i) Trình tự, thủ tục sử dụng tiền ký quỹ đối với trường hợp (i) của Mục 1 bên trên
- Trường hợp doanh nghiệp chấm dứt hoạt động bán hàng đa cấp nhưng không chấp hành quyết định xử phạt vi phạm trong hoạt động bán hàng đa cấp đã có hiệu lực của cơ quan có thẩm quyền, cơ quan ban hành quyết định xử phạt đó gửi văn bản đề nghị Bộ Công Thương ban hành văn bản yêu cầu ngân hàng nơi doanh nghiệp ký quỹ trích khoản tiền ký quỹ để thực hiện quyết định xử phạt.
- Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị, Bộ Công Thương ban hành văn bản yêu cầu ngân hàng nơi doanh nghiệp ký quỹ trích khoản tiền ký quỹ để thực hiện quyết định xử phạt.
(ii) Trình tự, thủ tục sử dụng tiền ký quỹ đối với trường hợp (ii) của Mục 1 bên trên
- Căn cứ Bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật, người tham gia bán hàng đa cấp thực hiện việc yêu cầu thi hành án theo quy định pháp luật thi hành án dân sự.
- Trường hợp được sử dụng tiền ký quỹ theo quy định tại khoản 1 Điều 50 Nghị định 40/2018/NĐ-CP (được sửa đổi bởi khoản 36 Điều 1 Nghị định 18/2023/NĐ-CP), cơ quan thi hành án gửi văn bản đề nghị đến Bộ Công Thương kèm bản sao bản án có hiệu lực pháp luật, bản sao quyết định thi hành án và quyết định khấu trừ tiền trong tài khoản ký quỹ của doanh nghiệp để thực hiện thi hành án.
- Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được đề nghị của cơ quan thi hành án, Bộ Công Thương thông báo cho cơ quan thi hành án và ngân hàng nơi doanh nghiệp ký quỹ để thực hiện việc trích tiền ký quỹ để thi hành án.
Trường hợp xác định tranh chấp theo bản án không thuộc trường hợp được sử dụng tiền ký quỹ theo quy định tại khoản 1 Điều 50 Nghị định 40/2018/NĐ-CP (được sửa đổi bởi khoản 36 Điều 1 Nghị định 18/2023/NĐ-CP, Bộ Công Thương thông báo cho cơ quan thi hành án để thực hiện các biện pháp thi hành án khác theo quy định của pháp luật.
Bộ Công Thương giải quyết việc sử dụng khoản tiền ký quỹ theo trình tự thời gian tiếp nhận yêu cầu sử dụng khoản tiền ký quỹ hợp lệ.
Sau khi sử dụng theo các trường hợp nêu tại Mục 1 và Mục 2 bên trên, trường hợp khoản tiền ký quỹ chưa được sử dụng hết và doanh nghiệp vẫn còn các nghĩa vụ khác theo bản án có hiệu lực của tòa án chưa được thi hành, khoản tiền ký quỹ còn lại được chuyển cho cơ quan thi hành án có thẩm quyền để thi hành án theo quy định của pháp luật.