Từ ngày 24/8/2024, thời hạn thực tập phương án chữa cháy phải đảm bảo tuân theo quy định tại Thông tư 32/2024/TT-BCA do Bộ Công an ban hành.
>> Danh sách văn bản Trung ương cập nhật ngày 13 và 14/07/2024
Ngày 10/7/2024, Bộ Công an ban hành Thông tư 32/2024/TT-BCA sửa đổi Thông tư 149/2020/TT-BCA và có hiệu lực kể từ ngày 28/8/2024. Theo khoản 4 Điều 1 Thông tư 32/2024/TT-BCA, thời hạn thực tập phương án chữa cháy đã được sửa đổi, bổ sung những nội dung mới sau đây:
Phương án chữa cháy cơ sở thuộc diện quản lý về phòng cháy và chữa cháy, khu dân cư, phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy phải được tổ chức thực tập ít nhất một lần một năm và thực tập đột xuất khi có yêu cầu bảo đảm về an toàn phòng cháy và chữa cháy đối với các sự kiện đặc biệt về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội tổ chức ở địa phương. Mỗi lần thực tập phương án chữa cháy có thể thực tập một hoặc nhiều tình huống khác nhau, nhưng phải bảo đảm tất cả các tình huống trong phương án lần lượt được tổ chức thực tập.
File Word Luật Phòng cháy và chữa cháy & các văn bản hướng dẫn mới nhất năm 2024 |
Danh mục cơ sở do cơ quan Công an quản lý theo Phụ lục III Nghị định 50/2024/NĐ-CP |
Mức phí bảo hiểm và mức khấu trừ bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc theo Nghị định 67/2023/NĐ-CP |
Quy định về thời hạn thực tập phương án chữa cháy từ ngày 24/8/2024
(Ảnh minh họa – Nguồn từ Internet)
Phương án chữa cháy của cơ quan Công an được tổ chức thực tập khi có yêu cầu của người có thẩm quyền phê duyệt phương án chữa cháy. Trước khi tổ chức thực tập phương án, cơ quan Công an có trách nhiệm tổ chức thực tập phương án phải thông báo bằng văn bản cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, người đứng đầu cơ sở nơi tổ chức thực tập trước thời điểm thực tập ít nhất 05 ngày làm việc và gửi yêu cầu huy động lực lượng, phương tiện cho các cơ quan, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân được huy động tham gia thực tập phương án trước thời điểm thực tập ít nhất 05 ngày làm việc.
Quý khách hàng xem chi tiết tại bài viết: Hồ sơ quản lý, theo dõi hoạt động phòng cháy và chữa cháy từ ngày 24/8/2024.
Điều 4. Nguyên tắc phòng cháy và chữa cháy - Luật Phòng cháy và chữa cháy 2001 1. Huy động sức mạnh tổng hợp của toàn dân tham gia hoạt động phòng cháy và chữa cháy. 2. Trong hoạt động phòng cháy và chữa cháy lấy phòng ngừa là chính; phải tích cực và chủ động phòng ngừa, hạn chế đến mức thấp nhất các vụ cháy xảy ra và thiệt hại do cháy gây ra. 3. Phải chuẩn bị sẵn sàng lực lượng, phương tiện, phương án và các điều kiện khác để khi có cháy xảy ra thì chữa cháy kịp thời, có hiệu quả. 4. Mọi hoạt động phòng cháy và chữa cháy trước hết phải được thực hiện và giải quyết bằng lực lượng và phương tiện tại chỗ. Điều 39. Trách nhiệm xử lý khi có cháy lớn và cháy có nguy cơ gây thiệt hại nghiêm trọng - Luật Phòng cháy và chữa cháy 2001 1. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã, người đứng đầu cơ quan, tổ chức nơi xảy ra cháy có trách nhiệm chỉ đạo, chỉ huy chữa cháy, bảo đảm các điều kiện phục vụ chữa cháy; nếu vượt quá khả năng của mình thì nhanh chóng báo cáo Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, người đứng đầu cơ quan chủ quản cấp trên chỉ đạo giải quyết; trường hợp thật cần thiết thì báo cáo Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, đồng thời báo cáo Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh. 2. Trong trường hợp vượt quá khả năng giải quyết của địa phương, theo đề nghị của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Bộ trưởng Bộ Công an có trách nhiệm chủ trì phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có liên quan chỉ đạo giải quyết. 3. Trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng, Bộ trưởng Bộ Công an báo cáo Thủ tướng Chính phủ quyết định. |