Trong năm 2024, mức thuế suất thuế giá trị gia tăng 0% được áp dụng đối với những hàng hóa, dịch vụ nào? Mong được hướng dẫn cụ thể về vấn đề này! – Thanh Mai (Thừa Thiên Huế).
>> Bộ thủ tục hành chính về Thuế (cấp Chi cục Thuế) – Phần 2
>> Bộ thủ tục hành chính về Thuế (cấp Chi cục Thuế)
Theo quy định tại Điều 2 Thông tư 219/2013/TT-BTC, hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng (GTGT) là hàng hóa, dịch vụ dùng cho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng ở Việt Nam (bao gồm cả hàng hóa, dịch vụ mua của tổ chức, cá nhân ở nước ngoài), trừ các đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng (Xem chi tiết tại bài viết Lưu ý về các đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng 2024).
Đối với các hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng (nêu tại Mục 1), mức thuế suất thuế giá trị gia tăng năm 2024 áp dụng có thể là 0%, 5% hoặc 10% tùy thuộc vào loại hàng hóa, dịch vụ.
Lưu ý, kể từ ngày 01/01/2024, việc giảm thuế giá trị gia tăng đối với hàng hóa, dịch vụ áp dụng mức thuế suất 10% (giảm còn 8%) theo quy định tại Nghị định 44/2023/NĐ-CP sẽ không còn hiệu lực áp dụng nữa.
Luật Thuế GTGT và các văn bản hướng dẫn mới nhất (còn hiệu lực) |
Quy định về đối tượng chịu thuế suất thuế giá trị gia tăng 2024 là 0% (Ảnh minh họa - Nguồn từ Internet)
Thuế suất thuế giá trị gia tăng 0% áp dụng đối với:
- Hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu;
- Hoạt động xây dựng, lắp đặt công trình ở nước ngoài và ở trong khu phi thuế quan;
- Vận tải quốc tế;
- Hàng hóa, dịch vụ thuộc diện không chịu thuế giá trị gia tăng khi xuất khẩu, trừ các trường hợp không áp dụng mức thuế suất 0%.
Cụ thể, hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế suất thuế giá trị gia tăng 0% và điều kiện áp dụng thuế suất 0% được quy định như sau:
Xem chi tiết TẠI ĐÂY.
Xem chi tiết TẠI ĐÂY.
Xem chi tiết TẠI ĐÂY.
Xem chi tiết TẠI ĐÂY.
Xem chi tiết TẠI ĐÂY.
Điều 20. Nơi nộp thuế - Thông tư 219/2013/TT-BTC 1. Người nộp thuế kê khai, nộp thuế GTGT tại địa phương nơi sản xuất, kinh doanh. 2. Người nộp thuế kê khai, nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ có cơ sở sản xuất hạch toán phụ thuộc đóng trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác với tỉnh, thành phố nơi đóng trụ sở chính thì phải nộp thuế GTGT tại địa phương nơi có cơ sở sản xuất và địa phương nơi đóng trụ sở chính. 3. Trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã áp dụng phương pháp trực tiếp có cơ sở sản xuất ở tỉnh, thành phố khác nơi đóng trụ sở chính hoặc có hoạt động bán hàng vãng lai ngoại tỉnh thì doanh nghiệp, hợp tác xã thực hiện kê khai, nộp thuế GTGT theo tỷ lệ % trên doanh thu đối với doanh thu phát sinh ở ngoại tỉnh tại địa phương nơi có cơ sở sản xuất, nơi bán hàng vãng lai. Doanh nghiệp, hợp tác xã không phải nộp thuế GTGT theo tỷ lệ % trên doanh thu tại trụ sở chính đối với doanh thu phát sinh ở ngoại tỉnh đã kê khai, nộp thuế. 4. Trường hợp cơ sở kinh doanh dịch vụ viễn thông có kinh doanh dịch vụ viễn thông cước trả sau tại địa phương cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác với tỉnh, thành phố nơi đóng trụ sở chính và thành lập chi nhánh hạch toán phụ thuộc nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ cùng tham gia kinh doanh dịch vụ viễn thông cước trả sau tại địa phương đó thì cơ sở kinh doanh dịch vụ viễn thông thực hiện khai, nộp thuế GTGT đối với dịch vụ viễn thông cước trả sau như sau: - Khai thuế GTGT đối với doanh thu dịch vụ viễn thông cước trả sau của toàn cơ sở kinh doanh với cơ quan thuế quản lý trực tiếp trụ sở chính. - Nộp thuế GTGT tại địa phương nơi đóng trụ sở chính và tại địa phương nơi có chi nhánh hạch toán phụ thuộc. Số thuế GTGT phải nộp tại địa phương nơi có chi nhánh hạch toán phụ thuộc được xác định theo tỷ lệ 2% (đối với dịch vụ viễn thông cước trả sau chịu thuế GTGT với thuế suất 10%) trên doanh thu (chưa có thuế GTGT) dịch vụ viễn thông cước trả sau tại địa phương nơi có chi nhánh hạch toán phụ thuộc. 5. Việc khai thuế, nộp thuế GTGT được thực hiện theo quy định tại Luật Quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Quản lý thuế. |