Quy định đàm phán, hoàn thiện hợp đồng dự án đầu tư có sử dụng đất được hướng dẫn cụ thể tại Nghị định 115/2024/NĐ-CP. Theo đó có những nội dung sau:
>> Nội dung công khai kết quả lựa chọn nhà đầu tư dự án đầu tư có sử dụng đất
>> Trình, thẩm định, phê duyệt kết quả lựa chọn nhà đầu tư dự án đầu tư có sử dụng đất
Căn cứ khoản 1 Điều 30 Nghị định 115/2024/NĐ-CP, căn cứ kết quả lựa chọn nhà đầu tư, nhà đầu tư xếp thứ nhất được mời đàm phán, hoàn thiện hợp đồng.
Lưu ý: Trường hợp nhà đầu tư được mời đàm phán, hoàn thiện hợp đồng nhưng không tham dự hoặc từ chối đàm phán, hoàn thiện hợp đồng thì sẽ không được nhận lại bảo đảm dự thầu.
>>Xem thêm bài viết:
Bảo đảm dự thầu là gì? Khi nào phải hoàn trả bảo đảm dự thầu?
Phân biệt bảo lãnh dự thầu và bảo đảm dự thầu theo quy định mới nhất 2024
Việc đàm phán, hoàn thiện hợp đồng được thực hiện trên cơ sở:
- Báo cáo đánh giá hồ sơ dự thầu.
- Hồ sơ dự thầu và các tài liệu làm rõ, sửa đổi hồ sơ dự thầu (nếu có) của nhà đầu tư.
- Hồ sơ mời thầu.
(Khoản 2 Điều 30 Nghị định 115/2024/NĐ-CP)
Quy trình lựa chọn nhà đầu tư dự án đầu tư có sử dụng đất theo Nghị định 115/2024/NĐ-CP |
Mẫu Bảng theo dõi tiến độ thực hiện các hoạt động lựa chọn nhà đầu tư theo Nghị định 115/2024/NĐ-CP |
Hướng dẫn lập hợp đồng dự án đầu tư có sử dụng đất theo Nghị định 115/2024/NĐ-CP |
Quy định đàm phán, hoàn thiện hợp đồng dự án đầu tư có sử dụng đất
(Ảnh minh họa – Nguồn Internet)
- Không tiến hành đàm phán, hoàn thiện hợp đồng đối với các nội dung mà nhà đầu tư đã chào thầu theo đúng yêu cầu của hồ sơ mời thầu.
- Không được làm thay đổi nội dung cơ bản của hồ sơ dự thầu.
(Khoản 3 Điều 30 Nghị định 115/2024/NĐ-CP)
Căn cứ khoản 4 Điều 30 Nghị định 115/2024/NĐ-CP, nội dung đàm phán hợp đồng dự án đầu tư có sử dụng đất bao gồm:
(i) Đàm phán, hoàn thiện những nội dung được đề xuất trong hồ sơ dự thầu nhưng chưa đủ chi tiết, chưa rõ hoặc còn khác nhau; nội dung chưa phù hợp, thống nhất giữa hồ sơ mời thầu và hồ sơ dự thầu có thể dẫn đến tranh chấp hoặc ảnh hưởng đến quyền và nghĩa vụ của các bên trong quá trình thực hiện hợp đồng.
(ii) Đàm phán về các vấn đề phát sinh trong quá trình lựa chọn nhà đầu tư (nếu có) nhằm hoàn thiện các nội dung chi tiết của hợp đồng.
(iii) Đàm phán về các nội dung khác liên quan đến dự án để có cơ sở xác lập các quy định về quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm trong hợp đồng.
(iv) Các nội dung cần thiết khác.
Lưu ý: Nhà đầu tư không được thay đổi, rút hoặc từ chối thực hiện các nội dung cơ bản đề xuất trong hồ sơ dự thầu đã được bên mời thầu đánh giá đáp ứng yêu cầu của hồ sơ mời thầu, trừ trường hợp các thay đổi do nhà đầu tư đề xuất mang lại hiệu quả cao hơn cho dự án (khoản 5 Điều 30 Nghị định 115/2024/NĐ-CP).
Trường hợp đàm phán, hoàn thiện hợp đồng không thành công, bên mời thầu báo cáo người có thẩm quyền xem xét, quyết định hủy kết quả lựa chọn nhà đầu tư và mời nhà đầu tư xếp hạng tiếp theo đàm phán, hoàn thiện hợp đồng.
Trường hợp đàm phán, hoàn thiện hợp đồng với các nhà đầu tư tiếp theo thành công, bên mời thầu trình, thẩm định, phê duyệt, công khai kết quả lựa chọn nhà đầu tư theo quy định tại Điều 28 và Điều 29 Nghị định 115/2024/NĐ-CP.
Trường hợp đàm phán, hoàn thiện hợp đồng với các nhà đầu tư tiếp theo không thành công, bên mời thầu báo cáo người có thẩm quyền xem xét, quyết định hủy thầu theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 17 Luật Đấu thầu 2023.
>> Xem thêm bài viết về ký kết, đăng tải thông tin hợp đồng dự án đầu tư có sử dụng đất TẠI ĐÂY
Điều 74. Thời hạn hợp đồng dự án đầu tư kinh doanh - Luật Đấu thầu 2023 1. Thời hạn hợp đồng dự án đầu tư kinh doanh là khoảng thời gian thực hiện hợp đồng được xác định trong hợp đồng ký kết giữa các bên. 2. Thời hạn hợp đồng dự án đầu tư kinh doanh được tính từ thời điểm hợp đồng dự án đầu tư kinh doanh có hiệu lực cho đến khi nhà đầu tư hoàn thành nghĩa vụ thực hiện các cam kết đã đề xuất trong hồ sơ dự thầu và các nghĩa vụ khác theo thỏa thuận của các bên trong hợp đồng dự án đầu tư kinh doanh. 3. Hết thời hạn hợp đồng, nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư kinh doanh theo quy định của pháp luật về đầu tư và pháp luật có liên quan. |