PHÁP LUẬT DOANH NGHIỆP tiếp tục hướng dẫn quy định chung về báo cáo tài chính theo Thông tư 200/2014/TT-BTC qua bài viết sau đây:
>> Quy định chung về báo cáo tài chính theo Thông tư 200/2014/TT-BTC (Phần 4)
>> Quy định chung về báo cáo tài chính theo Thông tư 200/2014/TT-BTC (Phần 3)
Tại phần 04 của bài viết đã trình bày nguyên tắc lập và trình bày Báo cáo tài chính khi doanh nghiệp chuyển đổi hình thức sở hữu doanh nghiệp và khi chia tách, sáp nhập doanh nghiệp theo quy định tại Điều 104 và Điều 105 Thông tư 200/2014/TT-BTC, sau đây là lập và trình bày Báo cáo tài chính khi doanh nghiệp không đáp ứng giả định hoạt động liên tục:
Căn cứ theo quy định tại Điều 106 Thông tư 200/2014/TT-BTC, lập và trình bày Báo cáo tài chính khi doanh nghiệp không đáp ứng giả định hoạt động liên tục được quy định như sau:
Khi lập và trình bày Báo cáo tài chính, doanh nghiệp phải xem xét giả định về sự hoạt động liên tục. Doanh nghiệp bị coi là không hoạt động liên tục nếu hết thời hạn hoạt động mà không có hồ sơ xin gia hạn hoạt động, dự kiến chấm dứt hoạt động (phải có văn bản cụ thể gửi cơ quan có thẩm quyền) hoặc bị cơ quan có thẩm quyền yêu cầu giải thể, phá sản, chấm dứt hoạt động trong vòng không quá 12 tháng kể từ ngày lập Báo cáo tài chính. Đối với doanh nghiệp có chu kỳ sản xuất, kinh doanh thông thường hơn 12 tháng thì không quá một chu kỳ sản xuất kinh doanh thông thường.
Toàn văn File Word Thông tư hướng dẫn chế độ kế toán năm 2023 |
Quy định chung về báo cáo tài chính theo Thông tư 200/2014/TT-BTC (Phần 5) (Ảnh minh họa - Nguồn từ Internet)
Trong một số trường hợp sau đơn vị vẫn được coi là hoạt động liên tục:
- Việc cổ phần hóa một doanh nghiệp Nhà nước thành công ty cổ phần. Việc xử lý tài chính khi cổ phần hóa là trường hợp đặc biệt, mặc dù phải tiến hành xác định lại giá trị doanh nghiệp, đánh giá lại tài sản và nợ phải trả nhưng về bản chất doanh nghiệp vẫn duy trì hoạt động sản xuất, kinh doanh như bình thường.
- Việc thay đổi hình thức sở hữu doanh nghiệp, ví dụ chuyển một công ty trách nhiệm hữu hạn thành công ty cổ phần hoặc ngược lại.
- Việc chuyển một đơn vị có tư cách pháp nhân hạch toán độc lập thành một đơn vị không có tư cách pháp nhân hạch toán phụ thuộc hoặc ngược lại (ví dụ chuyển một công ty con thành một chi nhánh hoặc ngược lại) vẫn được coi là hoạt động liên tục.
Khi không đáp ứng giả định hoạt động liên tục, doanh nghiệp vẫn phải trình bày đủ các Báo cáo tài chính và ghi rõ là:
- Bảng cân đối kế toán áp dụng cho doanh nghiệp không đáp ứng giả định hoạt động liên tục (thực hiện theo mẫu B01/CDHĐ – DNKLT ban hành kèm theo Thông tư 200/2014/TT-BTC) và được trình bày theo mẫu riêng.
- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh áp dụng cho doanh nghiệp không đáp ứng giả định hoạt động liên tục (thực hiện theo mẫu B02/CDHĐ – DNKLT ban hành kèm theo Thông tư 200/2014/TT-BTC) và được trình bày theo mẫu chung tương tự doanh nghiệp hoạt động bình thường.
- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ áp dụng cho doanh nghiệp không đáp ứng giả định hoạt động liên tục (thực hiện theo mẫu B03/CDHĐ – DNKLT ban hành kèm theo Thông tư 200/2014/TT-BTC) và được trình bày theo mẫu chung tương tự doanh nghiệp hoạt động bình thường.
- Thuyết minh Báo cáo tài chính áp dụng cho doanh nghiệp không đáp ứng giả định hoạt động liên tục ( thực hiện theo mẫu B09/CDHĐ – DNKLT ban hành kèm theo Thông tư 200/2014/TT-BTC) và được trình bày theo mẫu riêng.
Ngoài các trường hợp nêu trên thì đối với trường hợp giả định về sự hoạt động liên tục không còn phù hợp tại thời điểm báo cáo, doanh nghiệp phải tái phân loại tài sản dài hạn và nợ phải trả dài hạn thành tài sản ngắn hạn và nợ phải trả ngắn hạn.
Quý khách hàng xem tiếp tục >> Quy định chung về báo cáo tài chính theo Thông tư 200/2014/TT-BTC (Phần 6).