Chiều ngày 26/11/2024, tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội biểu quyết thông qua Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi) và sẽ bắt đầu có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/2025.
>> Đề xuất: Seller ủy nhiệm cho sàn giao dịch TMĐT lập hóa đơn điện tử đối với người mua
>> Hướng dẫn kê khai nộp phí bảo vệ môi trường đối với khí thải cho doanh nghiệp từ 05/01/2025
Ngày 28/12/2023, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết 41/2023/UBTVQH15 điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024. Theo đó, Quốc hội quyết định bổ sung dự án Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi) vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024 với các chính sách cơ bản như đề xuất của Chính phủ.
Điều 1. Điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024
Bổ sung các dự án luật sau đây vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024 với các chính sách cơ bản như đề xuất của Chính phủ:
1. Trình Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp thứ 7 (tháng 5/2024) và thông qua tại kỳ họp thứ 8 (tháng 10/2024) các dự án:
...
c) Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi);
...
2. Trình Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp thứ 8 (tháng 10/2024): dự án Luật Hóa chất (sửa đổi).
Tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội biểu quyết thông qua Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi). Theo kết quả biểu quyết thì có 407/451 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, chiếm 84,97% tổng số đại biểu. Như vậy, Quốc hội đã chính thức thông qua Luật sửa đổi Luật Thuế giá trị gia tăng.
Luật sửa đổi Luật Thuế giá trị gia tăng được Quốc hội thông qua, quy định rằng thuế giá trị gia tăng là loại thuế tính trên giá trị gia tăng của hàng hóa và dịch vụ phát sinh trong quá trình sản xuất, lưu thông và tiêu dùng. Trong đó, bao gồm:
(i) 04 Chương.
(ii) 17 Điều.
File word Luật Quản lý thuế và văn bản hướng dẫn đang còn hiệu lực năm 2024 |
Quốc hội thông qua Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi) mới nhất
(Ảnh minh họa – Nguồn từ Internet)
Theo Điều 2 và Điều 6 Luật Thuế giá trị gia tăng 2008, quy định về thuế giá trị gia tăng và căn cứ tính thuế giá trị gia tăng gồm những nội dung sau đây:
(i) Thuế giá trị gia tăng là loại thuế được tính trên giá trị gia tăng của hàng hóa và dịch vụ trong suốt quá trình từ sản xuất, lưu thông cho đến tiêu dùng.
(ii) Căn cứ để tính thuế giá trị gia tăng bao gồm:
- Giá tính thuế giá trị gia tăng: Được quy định cụ thể tại Điều 7 Luật Thuế giá trị gia tăng 2008 (được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 2 Điều 1 Luật số 31/2013/QH13, điểm c khoản 2 Điều 6 Luật số 71/2014/QH13).
- Thuế suất thuế giá trị gia tăng: Được quy định cụ thể tại Điều 8 Luật Thuế giá trị gia tăng 2008 (được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 3 Điều 1 Luật số 31/2013/QH13, khoản 2, khoản 3 Điều 3 Luật số 71/2014/QH13 và khoản 2 Điều 1 Luật số 106/2016/QH13).
Căn cứ khoản 2 Điều 12 Luật Thuế giá trị gia tăng 2008 (được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 6 Điều 1 Luật số 31/2013/QH13), như sau:
(i) Có hoá đơn giá trị gia tăng mua hàng hoá, dịch vụ hoặc chứng từ nộp thuế giá trị gia tăng ở khâu nhập khẩu.
(ii) Có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt đối với hàng hóa, dịch vụ mua vào, trừ hàng hoá, dịch vụ mua từng lần có giá trị dưới hai mươi triệu đồng.
(iii) Đối với hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu, ngoài các điều kiện quy định tại khoản (i) và khoản (ii) Mục này còn phải có:
- Hợp đồng ký kết với bên nước ngoài về việc bán, gia công hàng hoá, cung ứng dịch vụ.
- Hoá đơn bán hàng hoá, dịch vụ; chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt.
- Tờ khai hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu.
Việc thanh toán tiền hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu dưới hình thức thanh toán bù trừ giữa hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu với hàng hóa, dịch vụ nhập khẩu, trả nợ thay Nhà nước được coi là thanh toán không dùng tiền mặt.