Tôi đang xem lại hợp đồng của phía đối tác gửi cho công ty tôi thì có đề cập đến tiền đặt cọc và tạm ứng, thế 02 khái niệm này có gì khác nhau? – Thùy Minh (Thanh Hóa).
>> Quyền đăng ký sở hữu công nghiệp theo các điều ước quốc tế năm 2023
>> Quyền ưu tiên của đơn đăng ký sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu 2023
Theo quy định tại Điều 328 Bộ luật dân sự 2015 thì: đặt cọc là việc một bên (sau đây gọi là bên đặt cọc) giao cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận cọc) một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác nhưng có định giá rõ là bao nhiêu tiền cụ thể (tài sản đặt cọc) trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng.
Theo Điều 292 Bộ luật dân sự 2015 thì đặt cọc ở đây chính là biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ. Việc đặt cọc này thường thấy trong các giao dịch mua, bán, thuê tài sản giữa các bên, đặc biệt là đối với các loại hợp đồng mua, bán liên quan đến bất động sản, tài sản gắn liền với đất. Việc đặt cọc làm tăng trách nhiệm của các bên, đảm bảo thực hiện các nghĩa vụ mà các bên đã thỏa thuận trước đó.
Pháp luật hiện hành không có quy định về việc "tạm ứng". Tuy nhiên, trong việc áp dụng thực tiễn thì có thể hiểu đơn giản, tạm ứng là việc bên có nghĩa vụ trả tiền tiến hành trả trước một khoản tiền cho bên có quyền. Có thể hiểu đây chỉ là việc thực hiện trước một phần nghĩa vụ, cụ thể là chuyển giao trước một phần khoản tiền.
File word Mẫu hợp đồng mua bán hàng hóa năm 2023 và hướng dẫn cách sử dụng |
Phân biệt giữa đặt cọc và tạm ứng trong thực hiện hợp đồng (Ảnh minh họa - Nguồn từ internet)
Theo quy định tại khoản 2 Điều 328 Bộ luật dân sự 2015 thì:
- Trường hợp hợp đồng được giao kết, thực hiện thì tài sản đặt cọc được trả lại cho bên đặt cọc hoặc được trừ để thực hiện nghĩa vụ trả tiền;
- Nếu bên đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc;
- Nếu bên nhận đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì phải trả cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc (thường được gọi là phạt cọc), trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
- Các bên có thể thỏa thuận phạt cọc gấp 2 đến nhiều lần giá trị tài sản đặt cọc và thỏa thuận phạt cọc này phải ghi trong hợp đồng, đây được xem như chế định phạt vi phạm hợp đồng.
Khi có bên vi phạm nghĩa vụ là điều kiện để hủy bỏ hợp đồng đã giao kết thì khoản tiền trả trước về nguyên tắc sẽ được hoàn trả lại cho bên đã trả và sẽ không chịu bất cứ khoản phạt cọc nào. Điểm này khác hoàn toàn so với hậu quả pháp lý của biện pháp đặt cọc.
Lưu ý: Trường hợp một bên trong hợp đồng giao cho bên kia một khoản tiền mà các bên không xác định rõ là tiền đặt cọc hoặc tiền trả trước (tạm ứng) thì số tiền này được coi là tiền trả trước. (Điều 37 Nghị định 21/2021/NĐ-CP).
Điều 38. Quyền, nghĩa vụ của các bên trong đặt cọc, ký cược - Nghị định 21/2021/NĐ-CP 1. Bên đặt cọc, bên ký cược có quyền, nghĩa vụ: a) Yêu cầu bên nhận đặt cọc, bên nhận ký cược ngừng việc khai thác, sử dụng hoặc xác lập giao dịch dân sự đối với tài sản đặt cọc, tài sản ký cược; thực hiện việc bảo quản, giữ gìn để tài sản đặt cọc, tài sản ký cược không bị mất giá trị hoặc giảm sút giá trị; b) Trao đổi, thay thế tài sản đặt cọc, tài sản ký cược hoặc đưa tài sản đặt cọc, tài sản ký cược tham gia giao dịch dân sự khác trong trường hợp được bên nhận đặt cọc, bên nhận ký cược đồng ý; c) Thanh toán cho bên nhận đặt cọc, bên nhận ký cược chi phí hợp lý để bảo quản, giữ gìn tài sản đặt cọc, tài sản ký cược. Chi phí hợp lý quy định tại điểm này là khoản chi thực tế cần thiết, hợp pháp tại thời điểm chi mà trong điều kiện bình thường bên nhận đặt cọc, bên nhận ký cược phải thanh toán để đảm bảo tài sản đặt cọc, tài sản ký cược không bị mất, bị hủy hoại hoặc bị hư hỏng; d) Thực hiện việc đăng ký quyền sở hữu tài sản hoặc thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật để bên nhận đặt cọc, bên nhận ký cược được sở hữu tài sản đặt cọc, tài sản ký cược quy định tại điểm b khoản 2 Điều này; đ) Quyền, nghĩa vụ khác theo thỏa thuận hoặc do Bộ luật Dân sự, luật khác liên quan quy định. 2. Bên nhận đặt cọc, bên nhận ký cược có quyền, nghĩa vụ: a) Yêu cầu bên đặt cọc, bên ký cược chấm dứt việc trao đổi, thay thế hoặc xác lập giao dịch dân sự khác đối với tài sản đặt cọc, tài sản ký cược khi chưa có sự đồng ý của bên nhận đặt cọc, bên nhận ký cược; b) Sở hữu tài sản đặt cọc trong trường hợp bên đặt cọc vi phạm cam kết về giao kết, thực hiện hợp đồng; sở hữu tài sản ký cược trong trường hợp tài sản thuê không còn để trả lại cho bên nhận ký cược; c) Bảo quản, giữ gìn tài sản đặt cọc, tài sản ký cược; d) Không xác lập giao dịch dân sự, khai thác, sử dụng tài sản đặt cọc, tài sản ký cược khi chưa có sự đồng ý của bên đặt cọc, bên ký cược; đ) Quyền, nghĩa vụ khác theo thỏa thuận hoặc do Bộ luật Dân sự, luật khác liên quan quy định. |