Năm 2024, có những hình thức tập trung kinh tế nào? Pháp luật quy định như thế nào về những trường hợp doanh nghiệp tập trung kinh tế bị cấm? - Huy Vũ (Quảng Trị).
>> Quy định về thời hạn điều tra vụ việc cạnh tranh 2024
>> Quy định về khiếu nại vụ việc cạnh tranh 2024
Căn cứ Điều 29 Luật Cạnh tranh 2018, các hình thức tập trung kinh tế được quy định như sau:
(i) Tập trung kinh tế bao gồm các hình thức sau đây:
- Sáp nhập doanh nghiệp.
- Hợp nhất doanh nghiệp.
- Mua lại doanh nghiệp.
- Liên doanh giữa các doanh nghiệp.
- Các hình thức tập trung kinh tế khác theo quy định của pháp luật.
(ii) Sáp nhập doanh nghiệp là việc một hoặc một số doanh nghiệp chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình sang một doanh nghiệp khác, đồng thời chấm dứt hoạt động kinh doanh hoặc sự tồn tại của doanh nghiệp bị sáp nhập.
(iii) Hợp nhất doanh nghiệp là việc hai hoặc nhiều doanh nghiệp chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình để hình thành một doanh nghiệp mới, đồng thời chấm dứt hoạt động kinh doanh hoặc sự tồn tại của các doanh nghiệp bị hợp nhất.
(iv) Mua lại doanh nghiệp là việc một doanh nghiệp trực tiếp hoặc gián tiếp mua toàn bộ hoặc một phần vốn góp, tài sản của doanh nghiệp khác đủ để kiểm soát, chi phối doanh nghiệp hoặc một ngành, nghề của doanh nghiệp bị mua lại.
(v) Liên doanh giữa các doanh nghiệp là việc hai hoặc nhiều doanh nghiệp cùng nhau góp một phần tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình để hình thành một doanh nghiệp mới.
Toàn văn File word Luật Thương mại và các văn bản hướng dẫn (cập nhật ngày 20/12/2022) |
Những trường hợp doanh nghiệp tập trung kinh tế bị cấm năm 2024 (Ảnh minh họa - Nguồn từ Internet)
Căn cứ Điều 30 Luật Cạnh tranh 2018, trường hợp tập trung kinh tế được xem là bị cấm khi doanh nghiệp thực hiện tập trung kinh tế gây tác động hoặc có khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể trên thị trường Việt Nam.
Căn cứ Điều 31 Luật Cạnh tranh 2018, Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia đánh giá tác động hoặc khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể của việc tập trung kinh tế căn cứ vào một trong các yếu tố hoặc kết hợp giữa các yếu tố sau đây:
- Thị phần kết hợp của các doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế trên thị trường liên quan.
- Mức độ tập trung trên thị trường liên quan trước và sau khi tập trung kinh tế.
- Mối quan hệ của các doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế trong chuỗi sản xuất, phân phối, cung ứng đối với một loại hàng hóa, dịch vụ nhất định hoặc ngành, nghề kinh doanh của các doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế là đầu vào của nhau hoặc bổ trợ cho nhau.
- Lợi thế cạnh tranh do tập trung kinh tế mang lại trên thị trường liên quan.
- Khả năng doanh nghiệp sau tập trung kinh tế tăng giá hoặc tăng tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu một cách đáng kể.
- Khả năng doanh nghiệp sau tập trung kinh tế loại bỏ hoặc ngăn cản doanh nghiệp khác gia nhập hoặc mở rộng thị trường.
- Yếu tố đặc thù trong ngành, lĩnh vực mà các doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế.
Điều 32. Đánh giá tác động tích cực của việc tập trung kinh tế - Luật Cạnh tranh 2018 1. Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia đánh giá tác động tích cực của việc tập trung kinh tế căn cứ vào một trong các yếu tố hoặc kết hợp giữa các yếu tố sau đây: a) Tác động tích cực đến việc phát triển của ngành, lĩnh vực và khoa học, công nghệ theo chiến lược, quy hoạch của Nhà nước; b) Tác động tích cực đến việc phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa; c) Tăng cường sức cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường quốc tế. 2. Chính phủ quy định chi tiết khoản 1 Điều này. Điều 33. Thông báo tập trung kinh tế - Luật Cạnh tranh 2018 1. Các doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế phải nộp hồ sơ thông báo tập trung kinh tế đến Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia theo quy định tại Điều 34 của Luật này trước khi tiến hành tập trung kinh tế nếu thuộc ngưỡng thông báo tập trung kinh tế. 2. Ngưỡng thông báo tập trung kinh tế được xác định căn cứ vào một trong các tiêu chí sau đây: a) Tổng tài sản trên thị trường Việt Nam của doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế; b) Tổng doanh thu trên thị trường Việt Nam của doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế; c) Giá trị giao dịch của tập trung kinh tế; d) Thị phần kết hợp trên thị trường liên quan của doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế. 3. Chính phủ quy định chi tiết Điều này phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ. |