Từ ngày 01/7/2024, nội dung hoạt động của tổ chức tài chính vi mô được quy định cụ thể tại Thông tư 33/2024/TT-NHNN.
>> Quy định về chuyển nhượng vốn góp đối với tổ chức tài chính vi mô
>> Quy định chung về hoạt động của quỹ tín dụng nhân dân từ ngày 01/7/2024
Căn cứ Điều 24 Thông tư 33/2024/TT-NHNN, từ ngày 01/7/2024, nội dung hoạt động của tổ chức tài chính vi mô bao gồm:
(i) Các hoạt động huy động vốn:
- Nhận tiền gửi bằng đồng Việt Nam dưới các hình thức sau đây:
+ Tiết kiệm bắt buộc.
+ Tiền gửi của tổ chức, cá nhân bao gồm cả tiền gửi tự nguyện của khách hàng tài chính vi mô, trừ tiền gửi nhằm mục đích thanh toán.
- Vay, nhận tiền gửi với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
- Vay nước ngoài theo quy định của pháp luật.
(ii) Được gửi tiền tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
(iii) Tổ chức tài chính vi mô chỉ được thực hiện cho vay bằng đồng Việt Nam đối với các khách hàng tài chính vi mô để sử dụng vào các hoạt động tạo thu nhập và cải thiện điều kiện sống. Tổ chức tài chính vi mô không được cho vay khách hàng để mua, đầu tư chứng khoán.
- Khoản cho vay của tổ chức tài chính vi mô có thể được bảo đảm bằng tiết kiệm bắt buộc, bảo lãnh của nhóm khách hàng tiết kiệm và vay vốn (sau đây gọi là tổ vay vốn) theo quy định của tổ chức tài chính vi mô.
- Việc cho vay của tổ chức tài chính vi mô đối với hộ nghèo, cận nghèo, hộ gia đình có thu nhập thấp được thực hiện thông qua người đại diện của hộ gia đình. Người đại diện của hộ gia đình là thành viên của hộ gia đình và phải được các thành viên của hộ gia đình ủy quyền đại diện bằng văn bản theo quy định của pháp luật.
Hệ thống biểu mẫu về pháp luật doanh nghiệp (cập nhật mới) |
Tổng hợp toàn bộ biểu mẫu cấp giấy phép, tổ chức và hoạt động của tổ chức tài chính vi mô theo Thông tư 33/2024/TT-NHNN |
Những nội dung hoạt động của tổ chức tài chính vi mô từ ngày 01/7/2024
(Ảnh minh họa - Nguồn từ Internet)
(iv) Tổng dư nợ cho vay của tổ chức tài chính vi mô đối với một khách hàng tài chính vi mô là doanh nghiệp siêu nhỏ, hộ nghèo, hộ cận nghèo không được vượt quá 100 triệu đồng.
Lưu ý: Việc cho vay đối với hộ nghèo, hộ cận nghèo phải đảm bảo tuân thủ các yêu cầu sau:
- Hộ nghèo, hộ cận nghèo cư trú hợp pháp tại địa bàn nơi cho vay.
- Có tên trong danh sách hộ nghèo, hộ cận nghèo tại xã, phường, thị trấn theo quy định về chuẩn nghèo đa chiều.
(v) Tổng dư nợ cho vay của tổ chức tài chính vi mô đối với một khách hàng tài chính vi mô là cá nhân thuộc hộ nghèo, cá nhân thuộc hộ cận nghèo, cá nhân có thu nhập thấp, hộ gia đình có thu nhập thấp không được vượt quá 50 triệu đồng.
(vi) Khách hàng là cá nhân thuộc hộ nghèo, cá nhân thuộc hộ cận nghèo, người lao động tự do theo quy định tại điểm b(iii) khoản 4 Điều 3 Thông tư 33/2024/TT-NHNN và hộ gia đình có thu nhập thấp chỉ được thực hiện cho vay thông qua tổ vay vốn và thuộc danh sách được tổ chức chính trị - xã hội, chính quyền địa phương các cấp phê duyệt hoặc giới thiệu cho tổ chức tài chính vi mô.
(vii) Tổ chức tài chính vi mô được mở tài khoản thanh toán tại Ngân hàng Nhà nước, ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Tổ chức tài chính vi mô không được mở tài khoản thanh toán cho khách hàng.
(viii) Đại lý bảo hiểm theo quy định sau:
- Khi Giấy phép mà Ngân hàng Nhà nước cấp cho tổ chức tài chính vi mô có nội dung hoạt động đại lý bảo hiểm thì tổ chức tài chính vi mô được thực hiện hoạt động đại lý bảo hiểm đối với các loại hình bảo hiểm theo quy định của Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022.
- Khi thực hiện hoạt động đại lý bảo hiểm, tổ chức tài chính vi mô phải tuân thủ các quy định của pháp luật về kinh doanh bảo hiểm và quy định của pháp luật.
(ix) Tổ chức tài chính vi mô được thực hiện một số hoạt động kinh doanh khác theo quy định tại điểm a, điểm b, điểm c và điểm đ khoản 1 Điều 130 Luật Các tổ chức tín dụng 2024.
[Quý khách hàng xem chi tiết TẠI ĐÂY]
[Quý khách hàng xem chi tiết TẠI ĐÂY]