Pháp luật về doanh nghiệp hiện hành công nhận nhiều loại hình doanh nghiệp có thể tồn tại và phát triển tại Việt Nam. Các doanh nghiệp khi được thành lập đúng quy định cũng sẽ được pháp luật bảo vệ với tư cách của một pháp nhân. Việc được xác định tư cách pháp nhân là một trong những căn cứ giúp cho tổ chức đó có thể có được các quyền và nghĩa vụ tương ứng. Tuy nhiên vấn đề ở đây là không phải bất cứ loại hình doanh nghiệp nào cũng có tư cách đặc biệt này.
>> Thủ tục đăng ký sàn giao dịch thương mại điện tử
>> Lý do công ty hợp danh ít được lựa chọn khi thành lập doanh nghiệp
Nguồn: Internet
1. Tư cách pháp nhân là gì?
Hiện nay, pháp luật Việt Nam chưa có quy phạm định nghĩa cụ thể về pháp nhân mà chỉ có quy định về các điều kiện để 1 tổ chức được thừa nhận là pháp nhân. Cụ thể, Điều 74 Bộ luật dân sự 2015 quy định 1 tổ chức được công nhận là pháp nhân khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau:
Nếu tổ chức không đáp ứng được bất kỳ 01 trong 04 tiêu chí như trên thì không được coi là tư cách pháp nhân.
2. Doanh nghiệp nào không có tư cách pháp nhân?
Theo Luật Doanh nghiệp 2020, hiện nay có các loại hình doanh nghiệp bao gồm:
Trong số các loại hình doanh nghiệp nêu trên thì có Công ty TNHH; Công ty cổ phần và Công ty hợp danh là có tư cách pháp nhân do đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định tại Điều 74 Bộ luật dân sự 2015.
Đối với doanh nghiệp tư nhân và tổ chức hành nghề khác được tổ chức, thành lập theo mô hình doanh nghiệp tư nhân
Theo quy định tại khoản 1 Điều 188 Luật doanh nghiệp 2020 thì:
Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp.
Khác với các loại hình doanh nghiệp còn lại, doanh nghiệp tư nhân chỉ có 1 chủ sở hữu là cá nhân. Chủ doanh nghiệp tư nhân là người quyết định mọi hoạt động của doanh nghiệp tư nhân. Chủ doanh nghiệp tư nhân phải chịu trách nhiệm vô hạn đối với các nghĩa vụ tài sản của doanh nghiệp tư nhân
Việc quy định doanh nghiệp tư nhân phải tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình khiến cho tài sản của doanh nghiệp không còn độc lập với tài sản của cá nhân. Trường hợp doanh nghiệp phá sản, chủ doanh nghiệp tư nhân phải dùng tài sản của mình để thực hiện nghĩa vụ thanh toán nợ cho doanh nghiệp.
Do đó doanh nghiệp tư nhân và tổ chức hành nghề khác được tổ chức, thành lập theo mô hình doanh nghiệp tư nhân như Văn phòng luật sư, Văn phòng thừa phát lại… không có tư cách pháp nhân.
Đối với Chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp.
Khoản 1, 2 Điều 44 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định về chi nhánh và văn phòng đại diện của doanh nghiệp như sau:
1. Chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của doanh nghiệp, bao gồm cả chức năng đại diện theo ủy quyền. Ngành, nghề kinh doanh của chi nhánh phải đúng với ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp.
2. Văn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ đại diện theo ủy quyền cho lợi ích của doanh nghiệp và bảo vệ các lợi ích đó. Văn phòng đại diện không thực hiện chức năng kinh doanh của doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, Khoản 1 Điều 84 Bộ luật dân sự 2015 cũng quy định:
1. Chi nhánh, văn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc của pháp nhân, không phải là pháp nhân.
Theo đó, Chi nhánh và văn phòng đại diện đều là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, mọi hoạt động của chi nhánh đều phụ thuộc vào doanh nghiệp và thông qua việc uỷ quyền. Do đó, chi nhánh và văn phòng đại diện không tham gia các quan hệ pháp luật với tư cách độc lập nên không có tư cách pháp nhân.
Căn cứ pháp lý: