Thời gian qua, do ảnh hưởng của dịch bệnh, nhiều doanh nghiệp đã phải cho người lao động thôi việc để giảm bớt gánh nặng về tài chính. Một trong những lý do để doanh nghiệp cấm dứt hợp đồng với người lao động đó là vì lý do kinh tế. Vậy trong trường hợp doanh nghiệp khi chấm dứt hợp đồng lao động vì lý do kinh tế cần làm gì?
>> Doanh nghiệp có được yêu cầu lao động nữ cam kết không mang thai?
>> 04 Biện pháp bảo đảm đầu tư
1. Những trường hợp nào được coi là vì lý do kinh tế?
Điều kiện để doanh nghiệp được chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động vì lý do kinh tế phải thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 42 Bộ luật Lao động 2019, bao gồm:
- Khủng hoảng hoặc suy thoái kinh tế;
- Thực hiện chính sách, pháp luật của Nhà nước khi cơ cấu lại nền kinh tế hoặc thực hiện cam kết quốc tế.
2. Xây dựng phương án sử dụng lao động
Theo khoản 1 Điều 44 Bộ luật lao động 2019, phương án sử dụng lao động phải có những nội dung chủ yếu sau đây:
- Số lượng và danh sách người lao động nghỉ hưu;
- Số lượng và danh sách người lao động phải chấm dứt hợp đồng lao động;
- Biện pháp và nguồn tài chính bảo đảm thực hiện phương án.
3. Thanh toán đầy đủ quyền lợi cho người lao động
Trong thời hạn 14 ngày làm việc kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, hai bên có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản tiền có liên quan đến quyền lợi của mỗi bên. Đối với trường hợp người sử dụng lao động chấm dứt hợp đồng lao động vì lý do kinh tế có thể kéo dài nhưng không được quá 30 ngày.
Người sử dụng lao động có trách nhiệm sau đây:
4. Trả trợ cấp mất việc làm
Trong trường hợp người sử dụng lao động không thể giải quyết được việc làm mà phải cho người lao động thôi việc thì phải trả trợ cấp mất việc làm theo quy định tại Điều 47 của Bộ luật lao động.
Theo đó, mỗi năm làm việc trả 01 tháng tiền lương nhưng ít nhất bằng 02 tháng tiền lương.
Trên đây là quy định về Nghĩa vụ của doanh nghiệp khi chấm dứt HĐLĐ vì lý do kinh tế. Nếu còn thắc mắc khác, độc giả vui lòng để lại câu hỏi tại đây.
Căn cứ pháp lý: