PHÁP LUẬT DOANH NGHIỆP tiếp tục hướng Hướng dẫn thực hiện chuẩn mực kế toán số 14 - Doanh thu và thu nhập khác qua bài viết sau đây:
>> Hướng dẫn thực hiện chuẩn mực kế toán số 14 - Doanh thu và thu nhập khác (Phần 2)
>> Hướng dẫn thực hiện chuẩn mực kế toán số 14 - Doanh thu và thu nhập khác
Tại phần 02 của bài viết đã trình bày nội dung về xác định doanh thu, nhận biết giao dịch và doanh thu bán hàng trong chuẩn mực số 14 theo Hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam chuẩn mực số 14 doanh thu và thu nhập khác (ban hành và công bố theo Quyết định 149/2001/QĐ-BTC), sau đây là nội dung tiếp theo của doanh thu bán hàng và doanh thu cung cấp dịch vụ trong chuẩn mực só 14:
Nếu doanh nghiệp chỉ còn phải chịu một phần nhỏ rủi ro gắn liền với quyền sở hữu hàng hóa thì việc bán hàng được xác định và doanh thu được ghi nhận. Ví dụ doanh nghiệp còn nắm giữ giấy tờ về quyền sở hữu hàng hóa chỉ để đảm bảo sẽ nhận được đủ các khoản thanh toán.
Toàn văn File Word Thông tư hướng dẫn chế độ kế toán năm 2023 |
Hướng dẫn thực hiện chuẩn mực kế toán số 14 - Doanh thu và thu nhập khác theo Quyết định 149/2001/QĐ-BTC (Phần 3)
(Ảnh minh họa - Nguồn từ Internet)
- Doanh thu bán hàng được ghi nhận chỉ khi đảm bảo là doanh nghiệp nhận được lợi ích kinh tế từ giao dịch.
- Trường hợp lợi ích kinh tế từ giao dịch bán hàng còn phụ thuộc yếu tố không chắc chắn thì chỉ ghi nhận doanh thu khi yếu tố không chắc chắn này đã xử lý xong.
Ví dụ: Khi doanh nghiệp không chắc chắn là Chính phủ nước sở tại có chấp nhận chuyển tiền bán hàng ở nước ngoài về hay không.
- Nếu doanh thu đã được ghi nhận trong trường hợp chưa thu được tiền thì khi xác định khoản tiền nợ phải thu này là không thu được thì phải hạch toán vào chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ mà không được ghi giảm doanh thu. Khi xác định khoản phải thu là không chắc chắn thu được (Nợ phải thu khó đòi) thì phải lập dự phòng nợ phải thu khó đòi mà không ghi giảm doanh thu. Các khoản nợ phải thu khó đòi khi xác định thực sự là không đòi được thì được bù đắp bằng nguồn dự phòng nợ phải thu khó đòi.
Doanh thu và chi phí liên quan tới cùng một giao dịch phải được ghi nhận đồng thời theo nguyên tắc phù hợp. Các chi phí, bao gồm cả chi phí phát sinh sau ngày giao hàng (như chi phí bảo hành và chi phí khác), thường được xác định chắc chắn khi các điều kiện ghi nhận doanh thu được thỏa mãn. Các khoản tiền nhận trước của khách hàng không được ghi nhận là doanh thu mà được ghi nhận là một khoản nợ phải trả tại thời điểm nhận tiền trước của khách hàng. Khoản nợ phải trả về số tiền nhận trước của khách hàng chỉ được ghi nhận là doanh thu khi đồng thời thỏa mãn năm (5) điều kiện nêu tại Mục 5.1.
Doanh thu của giao dịch về cung cấp dịch vụ được ghi nhận khi kết quả của giao dịch đó được xác định một cách đáng tin cậy. Trường hợp giao dịch về cung cấp dịch vụ liên quan đến nhiều kỳ thì doanh thu được ghi nhận trong kỳ theo kết quả phần công việc đã hoàn thành vào ngày lập Bảng Cân đối kế toán của kỳ đó. Kết quả của giao dịch cung cấp dịch vụ được xác định khi thỏa mãn tất cả bốn (4) điều kiện sau:
- Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn.
- Có khả năng thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch cung cấp dịch vụ đó.
- Xác định được phần công việc đã hoàn thành vào ngày lập Bảng Cân đối kế toán.
- Xác định được chi phí phát sinh cho giao dịch và chi phí để hoàn thành giao dịch cung cấp dịch vụ đó.
Quý khách hàng xem tiếp tục >> Hướng dẫn thực hiện chuẩn mực kế toán số 14 - Doanh thu và thu nhập khác (Phần 4).