PHÁP LUẬT DOANH NGHIỆP tiếp tục hướng dẫn thực hiện chuẩn mực kế toán số 03 - Tài sản cố định hữu hình qua bài viết sau đây:
>> Hướng dẫn thực hiện chuẩn mực kế toán số 03 - Tài sản cố định hữu hình (Phần 6)
>> Hướng dẫn thực hiện chuẩn mực kế toán số 03 - Tài sản cố định hữu hình (Phần 5)
Tại phần 03 của bài viết đã trình bày 04 nội dung của việc xác định nguyên giá tài sản cố định hữu hình trong từng trường hợp căn cứ Hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam chuẩn mực số 03 tài sản cố định hữu hình (ban hành và công bố theo Quyết định 149/2001/QĐ-BTC về bốn (04) chuẩn mực kế toán Việt Nam (đợt 1) do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành), sau đây là nội dung còn lại của xác định nguyên giá tài sản cố định hữu hình trong từng trường hợp:
Nguyên giá tài sản cố định hữu hình được tài trợ, được biếu tặng, được ghi nhận ban đầu theo giá trị hợp lý ban đầu. Trường hợp không ghi nhận theo giá trị hợp lý ban đầu thì doanh nghiệp ghi nhận theo giá trị danh nghĩa cộng (+) các chi phí liên quan trực tiếp đến việc đưa tài sản vào trạng thái sẵn sàng sử dụng.
Toàn văn File Word Thông tư hướng dẫn chế độ kế toán năm 2023 |
Hướng dẫn thực hiện chuẩn mực kế toán số 03 - Tài sản cố định hữu hình (Phần 4) (Ảnh minh họa - Nguồn từ Internet)
- Các chi phí phát sinh sau ghi nhận ban đầu tài sản cố định hữu hình được ghi tăng nguyên giá của tài sản nếu các chi phí này chắc chắn làm tăng lợi ích kinh tế trong tương lai do sử dụng tài sản đó. Các chi phí phát sinh không thỏa mãn điều kiện trên phải được ghi nhận là chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ.
- Các chi phí phát sinh sau ghi nhận ban đầu tài sản cố định hữu hình được ghi tăng nguyên giá của tài sản nếu chúng thực sự cải thiện trạng thái hiện tại so với trạng thái tiêu chuẩn ban đầu của tài sản đó, như:
+ Thay đổi bộ phận của tài sản cố định hữu hình làm tăng thời gian sử dụng hữu ích, hoặc làm tăng công suất sử dụng của chúng;
+ Cải tiến bộ phận của tài sản cố định hữu hình làm tăng đáng kể chất lượng sản phẩm sản xuất ra;
+ Áp dụng quy trình công nghệ sản xuất mới làm giảm chi phí hoạt động của tài sản so với trước.
- Chi phí về sửa chữa và bảo dưỡng tài sản cố định hữu hình nhằm mục đích khôi phục hoặc duy trì khả năng đem lại lợi ích kinh tế của tài sản theo trạng thái hoạt động tiêu chuẩn ban đầu được tính vào chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ.
- Việc hạch toán các chi phí phát sinh sau ghi nhận ban đầu tài sản cố định hữu hình phải căn cứ vào từng trường hợp cụ thể và khả năng thu hồi các chi phí phát sinh sau. Khi giá trị còn lại của tài sản cố định hữu hình đã bao gồm các khoản giảm về lợi ích kinh tế thì các chi phí phát sinh sau để khôi phục các lợi ích kinh tế từ tài sản đó sẽ được tính vào nguyên giá tài sản cố định nếu giá trị còn lại của tài sản cố định không vượt quá giá trị có thể thu hồi từ tài sản đó. Trường hợp trong giá mua tài sản cố định hữu hình đã bao gồm nghĩa vụ của doanh nghiệp phải bỏ thêm các khoản chi phí để đưa tài sản vào trạng thái sẵn sàng sử dụng thì việc vốn hóa các chi phí phát sinh sau cũng phải căn cứ vào khả năng thu hồi chi phí. Ví dụ khi mua một ngôi nhà đòi hỏi doanh nghiệp phải sửa chữa trước khi sử dụng thì chi phí sữa chữa ngôi nhà được tính vào nguyên giá của tài sản nếu giá trị đó có thể thu hồi được từ việc sử dụng ngôi nhà trong tương lai.
- Trường hợp một số bộ phận của tài sản cố định hữu hình đòi hỏi phải được thay thế thường xuyên, được hạch toán là các tài sản cố định độc lập nếu các bộ phận đó thỏa mãn đủ bốn (4) tiêu chuẩn quy định cho tài sản cố định hữu hình. Ví dụ máy điều hòa nhiệt độ trong một ngôi nhà có thể phải thay thế nhiều lần trong suốt thời gian sử dụng hữu ích của ngôi nhà đó thì các khoản chi phí phát sinh trong việc thay thế hay khôi phục máy điều hòa được hạch toán thành một tài sản độc lập và giá trị máy điều hoà khi được thay thế sẽ được ghi giảm.
Sau khi ghi nhận ban đầu, trong quá trình sử dụng, tài sản cố định hữu hình được xác định theo nguyên giá, khấu hao luỹ kế và giá trị còn lại. Trường hợp tài sản cố định hữu hình được đánh giá lại theo quy định của Nhà nước thì nguyên giá, khấu hao luỹ kế và giá trị còn lại phải được điều chỉnh theo kết quả đánh giá lại. Chênh lệch do đánh giá lại tài sản cố định hữu hình được xử lý và kế toán theo quy định của Nhà nước.
Quý khách hàng xem tiếp >> Hướng dẫn thực hiện chuẩn mực kế toán số 03 - Tài sản cố định hữu hình (Phần 5)