PHÁP LUẬT DOANH NGHIỆP tiếp tục hướng dẫn Hướng dẫn thực hiện chuẩn mực kế toán số 02 - Hàng tồn kho qua bài viết sau đây:
>> Hướng dẫn thực hiện chuẩn mực kế toán số 02 - Hàng tồn kho
>> Nâng cấp ứng dụng HTKK phiên bản 5.0.3 đáp ứng Thông tư 80/2021/TT-BTC
Tại phần 01 của bài viết đã trình bày khái niệm hàng tồn kho và 02 nội dung về giá gốc hàng tồn kho căn cứ theo hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam chuẩn mực số 02 hàng tồn kho (ban hành và công bố theo Quyết định 149/2001/QĐ-BTC), sau đây là các nội dung còn lại về giá gốc hàng tồn kho và phương pháp giá trị hàng tồn kho của chuẩn mực kế toán số 02 hàng tồn kho:
Chi phí liên quan trực tiếp khác tính vào giá gốc hàng tồn kho bao gồm các khoản chi phí khác ngoài chi phí mua và chi phí chế biến hàng tồn kho.
Ví dụ, trong giá gốc thành phẩm có thể bao gồm chi phí thiết kế sản phẩm cho một đơn đặt hàng cụ thể.
Toàn văn File Word Thông tư hướng dẫn chế độ kế toán năm 2023 |
Hướng dẫn thực hiện chuẩn mực kế toán số 02 - Hàng tồn kho theo Quyết định 149/2001/QĐ-BTC (Phần 2)
(Ảnh minh họa - Nguồn từ Internet)
Chi phí không được tính vào giá gốc hàng tồn kho, gồm:
- Chi phí nguyên liệu, vật liệu, chi phí nhân công và các chi phí sản xuất, kinh doanh khác phát sinh trên mức bình thường.
- Chi phí bảo quản hàng tồn kho trừ các khoản chi phí bảo quản hàng tồn kho cần thiết cho quá trình sản xuất tiếp theo và chi phí bảo quản quy định ở đoạn 06.
- Chi phí bán hàng.
- Chi phí quản lý doanh nghiệp.
Chi phí cung cấp dịch vụ bao gồm chi phí nhân viên và các chi phí khác liên quan trực tiếp đến việc cung cấp dịch vụ, như chi phí giám sát và các chi phí chung có liên quan.
Chi phí nhân viên, chi phí khác liên quan đến bán hàng và quản lý doanh nghiệp không được tính vào chi phí cung cấp dịch vụ.
Việc tính giá trị hàng tồn kho được áp dụng theo một trong các phương pháp sau:
- Phương pháp tính theo giá đích danh.
- Phương pháp bình quân gia quyền.
- Phương pháp nhập trước, xuất trước.
- Phương pháp nhập sau, xuất trước.
Phương pháp tính theo giá đích danh được áp dụng đối với doanh nghiệp có ít loại mặt hàng hoặc mặt hàng ổn định và nhận diện được.
Theo phương pháp bình quân gia quyền, giá trị của từng loại hàng tồn kho được tính theo giá trị trung bình của từng loại hàng tồn kho tương tự đầu kỳ và giá trị từng loại hàng tồn kho được mua hoặc sản xuất trong kỳ. Giá trị trung bình có thể được tính theo thời kỳ hoặc vào mỗi khi nhập một lô hàng về, phụ thuộc vào tình hình của doanh nghiệp.
Phương pháp nhập trước, xuất trước áp dụng dựa trên giả định là hàng tồn kho được mua trước hoặc sản xuất trước thì được xuất trước, và hàng tồn kho còn lại cuối kỳ là hàng tồn kho được mua hoặc sản xuất gần thời điểm cuối kỳ. Theo phương pháp này thì giá trị hàng xuất kho được tính theo giá của lô hàng nhập kho ở thời điểm đầu kỳ hoặc gần đầu kỳ, giá trị của hàng tồn kho được tính theo giá của hàng nhập kho ở thời điểm cuối kỳ hoặc gần cuối kỳ còn tồn kho.
Phương pháp nhập sau, xuất trước áp dụng dựa trên giả định là hàng tồn kho được mua sau hoặc sản xuất sau thì được xuất trước, và hàng tồn kho còn lại cuối kỳ là hàng tồn kho được mua hoặc sản xuất trước đó. Theo phương pháp này thì giá trị hàng xuất kho được tính theo giá của lô hàng nhập sau hoặc gần sau cùng, giá trị của hàng tồn kho được tính theo giá của hàng nhập kho đầu kỳ hoặc gần đầu kỳ còn tồn kho.
Quý khác hàng xem tiếp tục >> Hướng dẫn thực hiện chuẩn mực kế toán số 02 - Hàng tồn kho (Phần 3).