Cho tôi hỏi, tài khoản 642 (chi phí quản lý kinh doanh) trong doanh nghiệp nhỏ và vừa được pháp luật quy định ra sao? – Thế Mạnh (Cần Thơ).
>> Hướng dẫn tài khoản 413 (chênh lệch tỷ giá hối đoái) trong doanh nghiệp nhỏ và vừa 2023 (Phần 3)
>> Hướng dẫn tài khoản 413 (chênh lệch tỷ giá hối đoái) trong doanh nghiệp nhỏ và vừa 2023 (Phần 2)
Thông tư 133/2016/TT-BTC hướng dẫn chế độ kế toán doanh nghiệp nhỏ và vừa, trong đó có việc hướng dẫn tài khoản 642 (chi phí quản lý kinh doanh) trong doanh nghiệp nhỏ và vừa. Qua đó, doanh nghiệp nhỏ và vừa có thể áp dụng tài khoản 642 (chi phí quản lý kinh doanh) để phản ánh các chi phí quản lý kinh doanh trong doanh nghiệp. Theo quy định tại khoản 1 Điều 64 Thông tư 133/2016/TT-BTC, tài khoản 642 (chi phí quản lý kinh doanh) trong doanh nghiệp nhỏ và vừa dùng để phản ánh các khoản chi phí quản lý kinh doanh, bao gồm chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp. Việc phản ánh các khoản chi phí quản lý kinh doanh được quy định như sau:
Theo quy định tại khoản 1.1 Điều 64 Thông tư 133/2016/TT-BTC, chi phí bán hàng bao gồm: các chi phí thực tế phát sinh trong quá trình bán sản phẩm, hàng hóa, cung cấp dịch vụ. Theo đó, chi phí bán hàng bao gồm các chi phí sau: chi phí chào hàng, giới thiệu sản phẩm, quảng cáo sản phẩm, hoa hồng bán hàng, chi phí bảo hành sản phẩm, hàng hóa (trừ hoạt động xây lắp), chi phí bảo quản, đóng gói, vận chuyển, lương nhân viên bộ phận bán hàng (tiền lương, tiền công, các khoản phụ cấp...), bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động của nhân viên bán hàng; chi phí vật liệu, công cụ lao động, khấu hao tài sản cố định dùng cho bộ phận bán hàng; dịch vụ mua ngoài (điện, nước, điện thoại, fax...); chi phí bằng tiền khác.
Toàn văn File Word Thông tư hướng dẫn chế độ kế toán năm 2023 |
Hướng dẫn tài khoản 642 (chi phí quản lý kinh doanh) trong doanh nghiệp nhỏ và vừa 2023
(Ảnh minh họa - Nguồn từ internet)
Theo quy định tại khoản 1.1 Điều 64 Thông tư 133/2016/TT-BTC, chi phí quản lý doanh nghiệp bao gồm các chi phí quản lý chung của doanh nghiệp. Theo đó, chi phí quản lý kinh doanh bao gồm các chi phí sau: các chi phí về lương nhân viên bộ phận quản lý doanh nghiệp (tiền lương, tiền công, các khoản phụ cấp...); bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn, bảo hiểm thất nghiệp của nhân viên quản lý doanh nghiệp; chi phí vật liệu văn phòng, công cụ lao động, khấu hao tài sản cố định dùng cho quản lý doanh nghiệp; tiền thuê đất, thuế môn bài; khoản lập dự phòng phải thu khó đòi; dịch vụ mua ngoài (điện, nước, điện thoại, fax, bảo hiểm tài sản, cháy nổ...); chi phí bằng tiền khác (tiếp khách, hội nghị khách hàng...).
Như vậy, doanh nghiệp nhỏ và vừa có thể dùng tài khoản 642 (chi phí quản lý kinh doanh) để phản ánh các chi phí bán hàng (như: chi phí chào hàng, giới thiệu sản phẩm, quảng cáo sản phẩm, hoa hồng bán hàng…) và chi phí quản lý doanh nghiệp (như: các chi phí về lương nhân viên bộ phận quản lý doanh nghiệp (tiền lương, tiền công, các khoản phụ cấp...); bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn, bảo hiểm thất nghiệp của nhân viên quản lý doanh nghiệp…). Bên cạnh đó, còn có trường hợp không được ghi giảm chi phí kế toán, được trình bài tại mục 3 bài viết này.
Theo quy định tại khoản 1.2 Điều 64 Thông tư 133/2016/TT-BTC, đối với các khoản chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp trong doanh nghiệp nhỏ và vừa mà không được coi là chi phí được trừ theo quy định của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp 2008 nhưng có đầy đủ hóa đơn chứng từ và đã hạch toán đúng theo Chế độ kế toán thì không được ghi giảm chi phí kế toán mà chỉ điều chỉnh trong quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp để làm tăng số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp.
Quý khách hàng xem tiếp >> Hướng dẫn tài khoản 642 (chi phí quản lý kinh doanh) trong doanh nghiệp nhỏ và vừa 2023 (Phần 2)