PHÁP LUẬT DOANH NGHIỆP tiếp tục cập nhật hướng dẫn tài khoản 421 (lợi nhuận chưa phân phối) theo Thông tư 200/2014/TT-BTC qua bài viết sau đây:
>> Hướng dẫn tài khoản 421 (lợi nhuận chưa phân phối) theo Thông tư 200/2014/TT-BTC (Phần 2)
>> Hướng dẫn tài khoản 421 (lợi nhuận chưa phân phối) theo Thông tư 200/2014/TT-BTC
Theo quy định tại khoản 3 Điều 74 Thông tư 200/2014/TT-BTC, bài viết tiếp tục đề cập phương pháp kế toán một số giao dịch kinh tế chủ yếu như sau:
Đầu năm tài chính, kết chuyển lợi nhuận sau thuế chưa phân phối năm nay sang lợi nhuận sau thuế chưa phân phối năm trước, ghi:
- Trường hợp tài khoản 4212 có số dư Có (lãi), ghi:
Nợ tài khoản 4212 - Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối năm nay
Có tài khoản 4211 - Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối năm trước.
- Trường hợp tài khoản 4212 có số dư Nợ (lỗ), ghi:
Nợ tài khoản 4211 - Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối năm trước
Có tài khoản 4212 - Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối năm nay.
Toàn văn File Word Thông tư hướng dẫn chế độ kế toán năm 2023 |
Hướng dẫn tài khoản 421 (lợi nhuận chưa phân phối) theo Thông tư 200/2014/TT-BTC (Phần 3)
(Ảnh minh họa - Nguồn từ Internet)
- Kế toán xử lý các khoản nợ phải trả trước khi chuyển thành công ty cổ phần
Đối với các khoản nợ vay Ngân hàng thương mại Nhà nước và Ngân hàng Phát triển Việt Nam đã quá hạn nhưng do doanh nghiệp bị lỗ, không còn vốn nhà nước, không thanh toán được, doanh nghiệp phải làm các thủ tục, hồ sơ đề nghị khoanh nợ, giãn nợ, xoá nợ lãi vay ngân hàng theo quy định của pháp luật hiện hành. Khi có quyết định xoá nợ lãi vay, ghi:
Nợ tài khoản 335 - Chi phí phải trả (lãi vay được xóa)
Có tài khoản 421 - Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối (phần lãi vay đã hạch toán vào chi phí các kỳ trước nay được xóa)
Có tài khoản 635 - Chi phí tài chính (phần lãi vay đã hạch toán vào chi phí tài chính trong kỳ này).
- Kế toán khoản chênh lệch giữa giá trị thực tế phần vốn Nhà nước tại thời điểm doanh nghiệp 100% Vốn Nhà nước chuyển sang Công ty cổ phần so với giá trị thực tế phần vốn Nhà nước tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp.
+ Trường hợp giá trị thực tế phần vốn Nhà nước tại thời điểm doanh nghiệp chuyển thành Công ty cổ phần lớn hơn giá trị thực tế phần vốn Nhà nước tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp thì số chênh lệch tăng (lãi) phải nộp vào quỹ hỗ trợ sắp xếp doanh nghiệp theo quy định của pháp luật (như tại Tập đoàn, Tổng công ty, công ty mẹ hoặc quỹ hỗ trợ sắp xếp doanh nghiệp tại Tổng Công ty đầu tư và kinh doanh vốn Nhà nước), ghi:
Nợ tài khoản 421 - Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối
Có tài khoản 3385 - Phải trả về cổ phần hoá.
+ Trường hợp giá trị thực tế phần vốn nhà nước tại thời điểm doanh nghiệp chuyển sang Công ty cổ phần nhỏ hơn giá trị thực tế phần vốn Nhà nước tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp thì phản ánh số chênh lệch giảm (lỗ), ghi:
Nợ tài khoản 138 - Phải thu khác (1388)
Có tài khoản 421 - Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối.
+ Trường hợp chênh lệch giảm do nguyên nhân khách quan, hoặc chủ quan nhưng vì lý do bất khả kháng mà người có trách nhiệm bồi thường không có khả năng thực hiện việc bồi thường và đã được cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định sử dụng số tiền thu từ bán cổ phần này để bù đắp tổn thất sau khi trừ đi phần được bảo hiểm bồi thường (nếu có) ghi:
Nợ tài khoản 3385 - Phải trả về cổ phần hóa
Có tài khoản 421 - Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối.
- Kế toán chuyển lợi nhuận sau thuế chưa phân phối thành vốn nhà nước tại doanh nghiệp tại thời điểm chính thức chuyển sang công ty cổ phần: Tại thời điểm doanh nghiệp chính thức chuyển thành công ty cổ phần, kế toán chuyển toàn bộ số dư Có Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối sang Vốn đầu tư của chủ sở hữu, ghi:
Nợ tài khoản 421 – Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối
Có tài khoản 411 - Vốn đầu tư của chủ sở hữu.
Căn cứ khoản 3 Điều 24 Thông tư 177/2015/TT-BTC quy định phương pháp kế toán một số giao dịch kinh tế chủ yếu đối với Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam như sau:
- Trường hợp lãi, ghi:
Nợ tài khoản 911 - Xác định kết quả hoạt động
Có tài khoản 421 - Lợi nhuận chưa phân phối (4212).
- Trường hợp lỗ, ghi:
Nợ tài khoản 421 - Lợi nhuận chưa phân phối (4212)
Có tài khoản 911 - Xác định kết quả hoạt động.
Khi trích các quỹ và bổ sung quỹ dự phòng nghiệp vụ từ kết quả hoạt động bảo hiểm tiền gửi trong kỳ theo quy định của chế độ tài chính đối với bảo hiểm tiền gửi Việt Nam, ghi:
Nợ tài khoản 421 - Lợi nhuận chưa phân phối
Có tài khoản 414 - Quỹ đầu tư phát triển
Có tài khoản 353 - Quỹ khen thưởng, phúc lợi (3531, 3532, 3534)
Có tài khoản 337 - Quỹ dự phòng nghiệp vụ.
Khi có quyết định của cấp có thẩm quyền bổ sung vốn đầu tư của chủ sở hữu từ kết quả hoạt động bảo hiểm tiền gửi (phần lợi nhuận để lại của bảo hiểm tiền gửi Việt Nam), ghi:
Nợ tài khoản 421 - Lợi nhuận chưa phân phối
Có tài khoản 4111 - Vốn góp của chủ sở hữu.
Đầu năm tài chính, kết chuyển lợi nhuận chưa phân phối năm nay sang lợi nhuận chưa phân phối năm trước, ghi:
- Trường hợp tài khoản 4212 có số dư Có (lãi), ghi:
Nợ tài khoản 4212 - Lợi nhuận chưa phân phối năm nay
Có tài khoản 4211 - Lợi nhuận chưa phân phối năm trước.
- Trường hợp tài khoản 4212 có số dư Nợ (lỗ), ghi:
Nợ tài khoản 4211 - Lợi nhuận chưa phân phối năm trước
Có tài khoản 4212 - Lợi nhuận chưa phân phối năm nay.
Click >> VÀO ĐÂY để quay lại từ đầu.