Nguyên tắc kế toán đối với tài khoản 418 (các quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu) được quy định như thế nào? – Hải My (Hà Tĩnh).
>> Hướng dẫn tài khoản 417 (quỹ hỗ trợ sắp xếp doanh nghiệp) theo Thông tư 200/2014/TT-BTC
>> Hướng dẫn tài khoản 641 (chi phí bán hàng) theo Thông tư 200/2014/TT-BTC (Phần 3)
Nguyên tắc kế toán đối với tài khoản 418 (các quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu) được quy định tại khoản 1 Điều 72 Thông tư 200/2014/TT-BTC như sau:
Tài khoản này dùng để phản ánh số hiện có và tình hình tăng, giảm các quỹ khác thuộc nguồn vốn chủ sở hữu. Các quỹ khác thuộc nguồn vốn chủ sở hữu được hình thành từ lợi nhuận sau thuế. Việc trích và sử dụng quỹ khác thuộc nguồn vốn chủ sở hữu phải theo chính sách tài chính hiện hành đối với từng loại doanh nghiệp hoặc theo quyết định của chủ sở hữu.
Toàn văn File Word Thông tư hướng dẫn chế độ kế toán năm 2023 |
Hướng dẫn tài khoản 418 (các quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu) theo Thông tư 200/2014/TT-BTC
(Ảnh minh họa - Nguồn từ Internet)
Theo khoản 2 Điều 72 Thông tư 200/2014/TT-BTC, kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản 418 (các quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu) áp dụng trong doanh nghiệp được quy định cụ thể như sau:
- Bên Nợ: Tình hình chi tiêu, sử dụng các quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp.
- Bên Có: Các quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu tăng do được trích lập từ lợi nhuận sau thuế.
- Số dư bên Có: Số quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu hiện có.
Phương pháp kế toán một số giao dịch kinh tế chủ yếu đối với tài khoản 418 được quy định tại khoản 3 Điều 72 Thông tư 200/2014/TT-BTC như sau:
Nợ tài khoản 421 - Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối
Có tài khoản 418 - Các quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu.
Nợ tài khoản 418 - Các quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu
Có các tài khoản 111, 112.
Khi doanh nghiệp bổ sung vốn điều lệ từ các Quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu, doanh nghiệp phải kết chuyển sang Vốn đầu tư của chủ sở hữu, ghi:
Nợ tài khoản 418 - Các quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu
Có tài khoản 411 - Vốn đầu tư của chủ sở hữu (4111).
Chế độ kế toán có thể đăng ký thông qua quy định tại Điều 9 Thông tư 200/2014/TT-BTC như sau:
- Đối với hệ thống tài khoản kế toán
+ Doanh nghiệp căn cứ vào hệ thống tài khoản kế toán của Chế độ kế toán doanh nghiệp ban hành kèm theo Thông tư 200/2014/TT-BTC để vận dụng và chi tiết hoá hệ thống tài khoản kế toán phù hợp với đặc điểm sản xuất, kinh doanh, yêu cầu quản lý của từng ngành và từng đơn vị, nhưng phải phù hợp với nội dung, kết cấu và phương pháp hạch toán của các tài khoản tổng hợp tương ứng.
+ Trường hợp doanh nghiệp cần bổ sung tài khoản cấp 1, cấp 2 hoặc sửa đổi tài khoản cấp 1, cấp 2 về tên, ký hiệu, nội dung và phương pháp hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh đặc thù phải được sự chấp thuận bằng văn bản của Bộ Tài chính trước khi thực hiện.
+ Doanh nghiệp có thể mở thêm các tài khoản cấp 2 và các tài khoản cấp 3 đối với những tài khoản không có qui định tài khoản cấp 2, tài khoản cấp 3 tại danh mục Hệ thống tài khoản kế toán doanh nghiệp quy định tại phụ lục 1 Thông tư 200/2014/TT-BTC nhằm phục vụ yêu cầu quản lý của doanh nghiệp mà không phải đề nghị Bộ Tài chính chấp thuận.
- Đối với Báo cáo tài chính
+ Doanh nghiệp căn cứ biểu mẫu và nội dung của các chỉ tiêu của Báo cáo tài chính tại phụ lục 2 Thông tư 200/2014/TT-BTC để chi tiết hoá các chỉ tiêu (có sẵn) của hệ thống Báo cáo tài chính phù hợp với đặc điểm sản xuất, kinh doanh, yêu cầu quản lý của từng ngành và từng đơn vị.
+ Trường hợp doanh nghiệp cần bổ sung mới hoặc sửa đổi biểu mẫu, tên và nội dung các chỉ tiêu của Báo cáo tài chính phải được sự chấp thuận bằng văn bản của Bộ Tài chính trước khi thực hiện.
- Đối với chứng từ và sổ kế toán
+ Các chứng từ kế toán đều thuộc loại hướng dẫn (không bắt buộc), doanh nghiệp có thể lựa chọn áp dụng theo biểu mẫu ban hành kèm theo phụ lục số 3 Thông tư này hoặc được tự thiết kế phù hợp với đặc điểm hoạt động và yêu cầu quản lý của đơn vị nhưng phải đảm bảo cung cấp những thông tin theo quy định của Luật Kế toán 2015 và các văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế.
+ Tất cả các biểu mẫu sổ kế toán (kể cả các loại Sổ Cái, sổ Nhật ký) đều thuộc loại không bắt buộc. Doanh nghiệp có thể áp dụng biểu mẫu sổ theo hướng dẫn tại phụ lục số 4 Thông tư 200/2014/TT-BTC hoặc bổ sung, sửa đổi biểu mẫu sổ, thẻ kế toán phù hợp với đặc điểm hoạt động và yêu cầu quản lý nhưng phải đảm bảo trình bày thông tin đầy đủ, rõ ràng, dễ kiểm tra, kiểm soát.