Tôi cần được hướng dẫn việc thực hiện chế độ kế toán đối với tài khoản 413 về chênh lệch tỷ giá hối đoái – Thanh Nhàn (Lâm Đồng).
>> Hướng dẫn tài khoản 411 (vốn đầu tư của chủ sở hữu) trong doanh nghiệp nhỏ và vừa 2023
>> Nguyên tắc kế toán vốn chủ sở hữu trong doanh nghiệp nhỏ và vừa 2023
Theo quy định tại khoản 1 Điều 52 Thông tư 133/2016/TT-BTC, tài khoản 413 - Chênh lệch tỷ giá hối đoái trong doanh nghiệp nhỏ và vừa được hướng dẫn như sau:
Tại khoản 9 Điều 4 Pháp lệnh ngoại hối 2005 quy định về tỷ giá hối đoái như sau:
“Điều 4. Giải thích từ ngữ
Trong Pháp lệnh này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
… 9. Tỷ giá hối đoái của đồng Việt Nam là giá của một đơn vị tiền tệ nước ngoài tính bằng đơn vị tiền tệ của Việt Nam.”
Như vậy, cơ thể hiểu: Tỷ giá hối đoái (hay còn gọi là tỷ giá trao đổi ngoại tệ) là giá một đơn vị tiền tệ của một quốc gia được thể hiện bằng đơn vị tiền tệ của một quốc gia khác.
Ví dụ: Tỷ giá hối đoái của đồng đô la Mỹ (USD) ngày 24 tháng 3 năm 2023 là 23.525 VND. Tức là 1 USD (đô la Mỹ) có thể đổi được 23.525 VND (Việt Nam đồng).
Chênh lệch tỷ giá hối đoái là chênh lệch phát sinh từ việc trao đổi thực tế hoặc quy đổi cùng một số lượng ngoại tệ sang đơn vị tiền tệ kế toán theo tỷ giá hối đoái khác nhau.
Cụ thể, chênh lệch tỷ giá hối đoái chủ yếu phát sinh trong các trường hợp:
- Thực tế mua bán, trao đổi, thanh toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh bằng ngoại tệ trong kỳ.
- Đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ tại thời điểm lập Báo cáo tài chính.
- Chuyển đổi Báo cáo tài chính được lập bằng ngoại tệ sang Đồng Việt Nam.
Toàn văn File Word Thông tư hướng dẫn chế độ kế toán năm 2023 |
Hướng dẫn tài khoản 413 (chênh lệch tỷ giá hối đoái) trong doanh nghiệp nhỏ và vừa 2023 (Ảnh minh hoạt - Nguồn từ Internet)
Các doanh nghiệp nhỏ và vừa có nghiệp vụ kinh tế phát sinh bằng ngoại tệ phải thực hiện ghi sổ kế toán và lập Báo cáo tài chính theo một đơn vị tiền tệ thống nhất là Đồng Việt Nam hoặc đơn vị tiền tệ kế toán. Việc quy đổi đồng ngoại tệ ra đơn vị tiền tệ kế toán phải căn cứ vào các tỷ giá hối đoái (sau đây gọi tắt là tỷ giá) sau đây:
- Tỷ giá giao dịch thực tế.
- Tỷ giá ghi sổ kế toán.
Lưu ý: Khi xác định nghĩa vụ thuế (kê khai, quyết toán và nộp thuế), doanh nghiệp nhỏ và vừa thực hiện việc quy đổi ra đồng ngoại tệ theo các quy định của pháp luật về thuế.
Tỷ giá ghi sổ gồm tỷ giá ghi sổ thực tế đích danh hoặc tỷ giá ghi sổ bình quân gia quyền (tỷ giá bình quân gia quyền sau mỗi lần nhập hoặc cuối kỳ).
Tỷ giá ghi sổ được xác định như sau:
- Tỷ giá ghi sổ thực tế đích danh là tỷ giá được xác định liên quan đến giao dịch đã phát sinh tại một thời điểm cụ thể. Tỷ giá ghi sổ thực tế đích danh được áp dụng để ghi sổ kế toán cho bên Nợ các tài khoản phải thu đối với khoản tiền bằng ngoại tệ đã nhận ứng trước của khách hàng hoặc cho bên Có các tài khoản phải trả đối với khoản tiền bằng ngoại tệ đã ứng trước cho người bán.
- Tỷ giá ghi sổ bình quân gia quyền là tỷ giá được xác định trên cơ sở lấy tổng giá trị (theo đồng tiền ghi sổ kế toán) của từng khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ chia cho số lượng nguyên tệ thực có tại từng thời điểm.
Quý khách hàng xem tiếp >> Hướng dẫn tài khoản 413 (chênh lệch tỷ giá hối đoái) trong doanh nghiệp nhỏ và vừa 2023 (Phần 2).