Kế toán ghi nhận vốn góp của các thành viên góp vốn trong doanh nghiệp nhỏ và vừa như thế nào? Có được ghi nhận theo vốn điều lệ của doanh nghiệp không? – Phước Thành (Bình Dương).
>> Hướng dẫn tài khoản 356 (quỹ phát triển khoa học và công nghệ) trong doanh nghiệp nhỏ và vừa 2023
>> Hệ thống báo cáo tài chính, trách nhiệm lập báo cáo tài chính trong doanh nghiệp nhỏ và vừa 2023
Đối với vốn chủ sở hữu, doanh nghiệp nhỏ và vừa thựa hiện theo nguyên tắc kế toán sau đây:
Theo quy định tại khoản 1 Điều 50 Thông tư 133/2016/TT-BTC, vốn chủ sở hữu là phần tài sản thuần của doanh nghiệp nhỏ và vừa còn lại thuộc sở hữu của các cổ đông, thành viên góp vốn (chủ sở hữu).
Vốn chủ sở hữu được phản ánh theo từng nguồn hình thành như:
- Vốn góp của chủ sở hữu.
- Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh.
- Các khoản khác được phép ghi tăng vốn chủ sở hữu.
Doanh nghiệp nhỏ và vừa thực hiện việc ghi nhận vốn góp của các cổ đông, thành viên góp vốn (chủ sở hữu) như sau:
Kế toán không ghi nhận vốn góp của chủ sở hữu theo vốn điều lệ trên giấy phép đăng ký kinh doanh.
Thay vào đó, khoản vốn góp huy động, nhận từ các chủ sở hữu luôn được ghi nhận theo số thực góp, tuyệt đối không ghi nhận theo số cam kết sẽ góp của các chủ sở hữu.
Lưu ý: Trường hợp doanh nghiệp nhỏ và vừa nhận vốn góp bằng tài sản phi tiền tệ thì kế toán phải ghi nhận theo giá trị hợp lý của tài sản phi tiền tệ tại ngày góp vốn.
(Căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 50 Thông tư 133/2016/TT-BTC).
Toàn văn File Word Thông tư hướng dẫn chế độ kế toán năm 2023 |
Nguyên tắc kế toán vốn chủ sở hữu trong doanh nghiệp nhỏ và vừa 2023 (Ảnh minh họa - Nguồn từ internet)
Tại khoản 3 Điều 50 Thông tư 133/2016/TT-BTC quy định về việc ghi nhận vốn góp bằng các loại tài sản vô hình như sau:
- Việc nhận vốn góp bằng các loại tài sản vô hình như bản quyền, quyền khai thác, sử dụng tài sản, thương hiệu, nhãn hiệu,… chỉ được thực hiện khi có quy định cụ thể của pháp luật hoặc cơ quan có thẩm quyền cho phép.
- Trường hợp khi pháp luật chưa có quy định cụ thể về vấn đề nhận góp vốn bằng các loại tài sản vô hình, các giao dịch góp vốn bằng nhãn hiệu, thương hiệu được kế toán như việc đi thuê tài sản hoặc nhượng quyền thương mại, theo đó:
+ Đối với bên góp vốn bằng thương hiệu, nhãn hiệu, tên thương mại: Ghi nhận số tiền thu được từ việc cho bên kia sử dụng nhãn hiệu, tên thương mại là doanh thu cho thuê tài sản vô hình, nhượng quyền thương mại, không ghi nhận tăng giá trị khoản đầu tư vào đơn vị khác và thu nhập hoặc vốn chủ sở hữu tương ứng với giá trị khoản đầu tư.
+ Đối với bên nhận vốn góp bằng thương hiệu, nhãn hiệu, tên thương mại: Không ghi nhận giá trị thương hiệu, nhãn hiệu, tên thương mại và ghi tăng vốn chủ sở hữu tương ứng với giá trị thương hiệu, nhãn hiệu, tên thương mại nhận vốn góp. Khoản tiền trả cho việc sử dụng nhãn hiệu, thương hiệu, tên thương mại được ghi nhận là chi phí thuê tài sản, chi phí nhượng quyền thương mại.
Theo quy định tại khoản 4 Điều 50 Thông tư 133/2016/TT-BTC, doanh nghiệp nhỏ và vừa thực hiện việc phân phối lợi nhuận như sau:
- Việc phân phối lợi nhuận chỉ thực hiện khi doanh nghiệp nhỏ và vừa có lợi nhuận sau thuế chưa phân phối.
- Mọi trường hợp trả cổ tức, lợi nhuận cho chủ sở hữu vượt quá số lợi nhuận sau thuế chưa phân phối về bản chất đều được xem là giảm vốn góp. Trong trường hợp này, doanh nghiệp nhỏ và vừa phải thực hiện đầy đủ các thủ tục theo quy định của pháp luật và điều chỉnh giấy đăng ký kinh doanh.