PHÁP LUẬT DOANH NGHIỆP tiếp tục cập nhật hướng dẫn tài khoản 352 (dự phòng phải trả) theo Thông tư 200/2014/TT-BTC qua bài viết sau đây:
>> Hướng dẫn tài khoản 352 (dự phòng phải trả) theo Thông tư 200/2014/TT-BTC (Phần 3)
>> Hướng dẫn tài khoản 352 (dự phòng phải trả) theo Thông tư 200/2014/TT-BTC (Phần 2)
Phương pháp kế toán một số giao dịch kinh tế chủ yếu áp dụng trong doanh nghiệp được quy định tại khoản 3 Điều 62 Thông tư 200/2014/TT-BTC (được bổ sung bởi Điều 21 Thông tư 177/2015/TT-BTC) như sau:
- Khi trích lập dự phòng cho các khoản chi phí tái cơ cấu doanh nghiệp, dự phòng phải trả khác, dự phòng cho các hợp đồng có rủi ro lớn mà trong đó những chi phí bắt buộc phải trả cho các nghĩa vụ liên quan đến hợp đồng vượt quá những lợi ích kinh tế dự tính thu được từ hợp đồng đó (như khoản bồi thường hoặc đền bù do việc không thực hiện được hợp đồng, các vụ kiện pháp lý...), ghi:
Nợ tài khoản 642 - Chi phí quản lý doanh nghiệp (6426)
Có tài khoản 352 - Dự phòng phải trả (3523, 3524).
- Khi trích lập dự phòng cho các khoản chi phí hoàn nguyên môi trường, chi phí thu dọn, khôi phục và hoàn trả mặt bằng, dự phòng trợ cấp thôi việc theo quy định của Bộ luật Lao động 2019..., ghi:
Nợ các tài khoản 627, 641, 642
Có tài khoản 352 - Dự phòng phải trả
- Đối với tài sản cố định theo yêu cầu kỹ thuật phải được tiến hành sửa chữa định kỳ, kế toán phải thực hiện trích trước chi phí sửa chữa tài sản cố định, ghi:
Nợ các tài khoản 627, 641, 642
Có tài khoản 352 - Dự phòng phải trả
- Khi phát sinh các khoản chi phí liên quan đến khoản dự phòng phải trả đã lập, ghi:
Nợ tài khoản 352 - Dự phòng phải trả (3523, 3524)
Có các tài khoản 111, 112, 241, 331,...
- Khi lập Báo cáo tài chính, doanh nghiệp phải xác định số dự phòng phải trả cần trích lập:
+ Trường hợp số dự phòng phải trả cần lập ở kỳ kế toán này lớn hơn số dự phòng phải trả đã lập ở kỳ kế toán trước nhưng chưa sử dụng hết thì số chênh lệch hạch toán vào chi phí, ghi:
Nợ tài khoản 642 - Chi phí quản lý doanh nghiệp (6426)
Có tài khoản 352 - Dự phòng phải trả (3523, 3524).
+ Trường hợp số dự phòng phải trả cần lập ở kỳ kế toán này nhỏ hơn số dự phòng phải trả đã lập ở kỳ kế toán trước nhưng chưa sử dụng hết thì số chênh lệch hoàn nhập ghi giảm chi phí, ghi:
Nợ tài khoản 352 - Dự phòng phải trả (3523, 3524)
Có tài khoản 642 - Chi phí quản lý doanh nghiệp (6426).
Toàn văn File Word Thông tư hướng dẫn chế độ kế toán năm 2023 |
Hướng dẫn tài khoản 352 (dự phòng phải trả) theo Thông tư 200/2014/TT-BTC (Phần 4)
(Ảnh minh họa - Nguồn từ Internet)
Trong một số trường hợp, doanh nghiệp có thể tìm kiếm một bên thứ 3 để thanh toán một phần hay toàn bộ chi phí cho khoản dự phòng (ví dụ, thông qua các hợp đồng bảo hiểm, các khoản bồi thường hoặc các giấy bảo hành của nhà cung cấp), bên thứ 3 có thể hoàn trả lại những gì mà doanh nghiệp đã thanh toán. Khi doanh nghiệp nhận được khoản bồi hoàn của một bên thứ 3 để thanh toán một phần hay toàn bộ chi phí cho khoản dự phòng, kế toán ghi:
Nợ các tài khoản 111, 112,...
Có tài khoản 711- Thu nhập khác.
Các khoản dự phòng phải trả sau khi bù đắp tổn thất, đến thời điểm chính thức chuyển thành công ty cổ phần, nếu còn thì hạch toán tăng vốn nhà nước tại thời điểm bàn giao, ghi:
Nợ tài khoản 352 - Dự phòng phải trả
Có tài khoản 411 - Vốn đầu tư của chủ sở hữu.
Quý khách hàng xem tiếp >> Hướng dẫn tài khoản 352 (dự phòng phải trả) theo Thông tư 200/2014/TT-BTC (Phần 5)