PHÁP LUẬT DOANH NGHIỆP tiếp tục cập nhật hướng dẫn tài khoản 352 (dự phòng phải trả) theo Thông tư 200/2014/TT-BTC qua bài viết sau đây:
>> Hướng dẫn tài khoản 352 (dự phòng phải trả) theo Thông tư 200/2014/TT-BTC
>> Hướng dẫn tài khoản 341 (vay và nợ thuê tài chính) theo Thông tư 200/2014/TT-BTC (Phần 2)
Theo quy định tại khoản 1 Điều 62 Thông tư 200/2014/TT-BTC, bài viết tiếp tục đề cập nguyên tắc kế toán đối với tài khoản 352 (dự phòng phải trả) như sau:
Một khoản dự phòng cho việc tái cơ cấu chỉ được dự tính cho những chi phí trực tiếp phát sinh từ hoạt động tái cơ cấu, đó là những chi phí thỏa mãn cả hai điều kiện:
- Cần phải có cho hoạt động tái cơ cấu;
- Không liên quan đến các hoạt động thường xuyên của doanh nghiệp.
Khoản dự phòng cho việc tái cơ cấu không bao gồm các chi phí như:
- Đào tạo lại hoặc thuyên chuyển nhân viên hiện có;
- Tiếp thị;
- Đầu tư vào những hệ thống mới và các mạng lưới phân phối.
Toàn văn File Word Thông tư hướng dẫn chế độ kế toán năm 2023 |
Hướng dẫn tài khoản 352 (dự phòng phải trả) theo Thông tư 200/2014/TT-BTC (Phần 2)
(Ảnh minh họa - Nguồn từ Internet)
Các khoản dự phòng phải trả thường bao gồm:
- Dự phòng phải trả tái cơ cấu doanh nghiệp;
- Dự phòng phải trả bảo hành sản phẩm;
- Dự phòng bảo hành công trình xây dựng;
- Dự phòng phải trả khác, bao gồm cả khoản dự phòng trợ cấp thôi việc theo quy định của pháp luật, khoản dự phòng cho việc sửa chữa, bảo dưỡng tài sản cố định định kỳ (theo yêu cầu kỹ thuật), khoản dự phòng phải trả đối với hợp đồng có rủi ro lớn mà trong đó những chi phí bắt buộc phải trả cho các nghĩa vụ liên quan đến hợp đồng vượt quá những lợi ích kinh tế dự tính thu được từ hợp đồng đó;
Khi lập dự phòng phải trả, doanh nghiệp được ghi nhận vào chi phí quản lý doanh nghiệp, riêng đối với khoản dự phòng phải trả về bảo hành sản phẩm, hàng hoá được ghi nhận vào chi phí bán hàng, khoản dự phòng phải trả về chi phí bảo hành công trình xây lắp được ghi nhận vào chi phí sản xuất chung.
Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản 352 (dự phòng phải trả) được quy định tại khoản 2 Điều 62 Thông tư 200/2014/TT-BTC. Cụ thể như sau:
- Bên Nợ:
+ Ghi giảm dự phòng phải trả khi phát sinh khoản chi phí liên quan đến khoản dự phòng đã được lập ban đầu;
+ Ghi giảm (hoàn nhập) dự phòng phải trả khi doanh nghiệp chắc chắn không còn phải chịu sự giảm sút về kinh tế do không phải chi trả cho nghĩa vụ nợ;
+ Ghi giảm dự phòng phải trả về số chênh lệch giữa số dự phòng phải trả phải lập năm nay nhỏ hơn số dự phòng phải trả đã lập năm trước chưa sử dụng hết.
- Bên Có: Phản ánh số dự phòng phải trả trích lập tính vào chi phí.
- Số dư bên Có: Phản ánh số dự phòng phải trả hiện có cuối kỳ.
Tài khoản 352 có 4 tài khoản cấp 2
- Tài khoản 3521 (dự phòng bảo hành sản phẩm hàng hóa): Tài khoản này dùng để phản ánh số dự phòng bảo hành sản phẩm, hàng hóa cho số lượng sản phẩm, hàng hóa đã xác định là tiêu thụ trong kỳ;
- Tài khoản 3522 (dự phòng bảo hành công trình xây dựng): Tài khoản này dùng để phản ánh số dự phòng bảo hành công trình xây dựng đối với các công trình, hạng mục công trình hoàn thành, bàn giao trong kỳ;
- Tài khoản 3523 (dự phòng tái cơ cấu doanh nghiệp): Tài khoản này phản ánh số dự phòng phải trả cho hoạt động tái cơ cấu doanh nghiệp, như chi phí di dời địa điểm kinh doanh, chi phí hỗ trợ người lao động...;
- Tài khoản 3524 (dự phòng phải trả khác): Tài khoản này phản ánh các khoản dự phòng phải trả khác theo quy định của pháp luật ngoài các khoản dự phòng đã được phản ánh nêu trên, như chi phí hoàn nguyên môi trường, chi phí thu dọn, khôi phục và hoàn trả mặt bằng, dự phòng trợ cấp thôi việc theo quy định của Bộ Luật lao động 2019, chi phí sửa chữa, bảo dưỡng, tài sản cố định định kỳ...
Quý khách hàng xem tiếp >> Hướng dẫn tài khoản 352 (dự phòng phải trả) theo Thông tư 200/2014/TT-BTC (Phần 3)