PHÁP LUẬT DOANH NGHIỆP tiếp tục cập nhật hướng dẫn tài khoản 331 (phải trả cho người bán) theo Thông tư 200/2014/TT-BTC qua bài viết sau đây:
>> Hướng dẫn tài khoản 331 (phải trả cho người bán) theo Thông tư 200/2014/TT-BTC
Theo quy định tại khoản 1 Điều 51 Thông tư 200/2014/TT-BTC (được bổ sung bởi khoản 1 Điều 15 Thông tư 177/2015/TT-BTC), bài viết tiếp tục đề cập nguyên tắc kế toán đối với tài khoản 331 (phải trả cho người bán) như sau:
Tiền chi trả bảo hiểm được ghi nhận nợ phải trả và ghi giảm quỹ dự phòng nghiệp vụ khi có quyết định chi trả tiền bảo hiểm của Trụ sở chính theo quy định của pháp luật.
Toàn văn File Word Thông tư hướng dẫn chế độ kế toán năm 2023 |
Hướng dẫn tài khoản 331 (phải trả cho người bán) theo Thông tư 200/2014/TT-BTC (Phần 2)
(Ảnh minh họa - Nguồn từ Internet)
Trường hợp tiền chi trả bảo hiểm không có người nhận, khi có quyết định của cấp có thẩm quyền, đơn vị phải ghi tăng quỹ dự phòng nghiệp vụ và ghi giảm nợ phải trả người gửi tiền.
Đơn vị phải hạch toán vào các tài khoản có liên quan tùy theo hình thức chi trả tiền bảo hiểm, như: Trụ sở chính hoặc Chi nhánh trực tiếp chi trả hoặc ủy quyền qua tổ chức khác chi trả.
Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản 331 (phải trả cho người bán) được quy định tại khoản 2 Điều 51 Thông tư 200/2014/TT-BTC (được bổ sung bởi khoản 2 Điều 15 Thông tư 177/2015/TT-BTC). Cụ thể như sau:
- Bên Nợ:
+ Số tiền đã trả cho người bán vật tư, hàng hóa, người cung cấp dịch vụ, người nhận thầu xây lắp.
+ Số tiền ứng trước cho người bán, người cung cấp, người nhận thầu xây lắp nhưng chưa nhận được vật tư, hàng hóa, dịch vụ, khối lượng sản phẩm xây lắp hoàn thành bàn giao.
+ Số tiền người bán chấp thuận giảm giá hàng hóa hoặc dịch vụ đã giao theo hợp đồng.
+ Chiết khấu thanh toán và chiết khấu thương mại được người bán chấp thuận cho doanh nghiệp giảm trừ vào khoản nợ phải trả cho người bán.
+ Giá trị vật tư, hàng hóa thiếu hụt, kém phẩm chất khi kiểm nhận và trả lại người bán.
+ Đánh giá lại các khoản phải trả cho người bán bằng ngoại tệ (trường hợp tỷ giá ngoại tệ giảm so với Đồng Việt Nam).
+ Số tiền bảo hiểm đã chi trả cho người gửi tiền.
+ Xử lý số tiền bảo hiểm không có người nhận theo quyết định của cấp có thẩm quyền.
- Bên Có:
+ Số tiền phải trả cho người bán vật tư, hàng hoá, người cung cấp dịch vụ và người nhận thầu xây lắp.
+ Điều chỉnh số chênh lệch giữa giá tạm tính nhỏ hơn giá thực tế của số vật tư, hàng hoá, dịch vụ đã nhận, khi có hoá đơn hoặc thông báo giá chính thức.
+ Đánh giá lại các khoản phải trả cho người bán bằng ngoại tệ (trường hợp tỷ giá ngoại tệ tăng so với Đồng Việt Nam).
+ Số tiền chi trả bảo hiểm phải trả cho người gửi tiền khi tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi lâm vào tình trạng phá sản hoặc mất khả năng chi trả tiền gửi cho người gửi tiền.
- Số dư bên Có:
+ Số tiền còn phải trả cho người bán, người cung cấp, người nhận thầu xây lắp.
Tài khoản này có thể có số dư bên Nợ. Số dư bên Nợ (nếu có) phản ánh số tiền đã ứng trước cho người bán hoặc số tiền đã trả nhiều hơn số phải trả cho người bán theo chi tiết của từng đối tượng cụ thể. Khi lập Bảng Cân đối kế toán, phải lấy số dư chi tiết của từng đối tượng phản ánh ở tài khoản này để ghi 2 chỉ tiêu bên “Tài sản” và bên “Nguồn vốn”.
+ Số tiền bảo hiểm còn phải trả cho người gửi tiền.
Tài khoản 331 (phải trả cho người bán) áp dụng đối với Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam, có 2 tài khoản cấp 2:
- Tài khoản 3311 (phải trả về chi trả tiền bảo hiểm): Phản ánh số tiền chi trả bảo hiểm phải trả cho người gửi tiền tại các tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi lâm vào tình trạng phá sản hoặc mất khả năng chi trả tiền gửi cho người gửi tiền;
- Tài khoản 3318 (phải trả khác cho người bán): Phản ánh các khoản phải trả khác cho người bán ngoài nội dung các khoản phải trả về chi trả tiền bảo hiểm.
Quý khách hàng xem tiếp >> Hướng dẫn tài khoản 331 (phải trả cho người bán) theo Thông tư 200/2014/TT-BTC (Phần 3)