PHÁP LUẬT DOANH NGHIỆP tiếp tục hướng dẫn tài khoản 241 (xây dựng cơ bản dở dang) theo Thông tư 200/2014/TT-BTC qua bài viết sau đây:
>> Hướng dẫn tài khoản 229 (dự phòng tổn thất tài sản) theo Thông tư 200/2014/TT-BTC
>> Hướng dẫn tài khoản 241 (xây dựng cơ bản dở dang) theo Thông tư 200/2014/TT-BTC
Tại phần 2 của bài viết đã trình bày nội dung và kết cấu phản ánh của Tài khoản 241 và phương pháp kế toán đối với 05 giao dịch kinh tế chủ yếu căn cứ theo khoản 2, khoản 3 Điều 46 Thông tư 200/2014/TT-BTC (được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 2, khoản 3 Điều 13 Thông tư 177/2015/TT-BTC), sau đây là các giao dịch kinh tế chủ yếu còn lại đối với Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam:
- Đối với thiết bị không cần lắp, ghi:
Nợ Tài khoản 241 - xây dựng cơ bản dở dang.
Có Tài khoản 152 - Nguyên liệu, vật liệu.
- Đối với thiết bị cần lắp:
+ Khi xuất thiết bị giao cho bên nhận thầu, kế toán chỉ theo dõi chi tiết thiết bị đưa đi lắp.
+ Khi có khối lượng lắp đặt hoàn thành của bên B bàn giao, được nghiệm thu và chấp nhận thanh toán, thì giá trị thiết bị đưa đi lắp mới được tính vào chi phí đầu tư xây dựng cơ bản, ghi:
Nợ Tài khoản 241 - xây dựng cơ bản dở dang (2412).
Có Tài khoản 152 - Nguyên liệu, vật liệu.
Toàn văn File Word Thông tư hướng dẫn chế độ kế toán năm 2023 |
Hướng dẫn tài khoản 241 (xây dựng cơ bản dở dang) theo Thông tư 200/2014/TT-BTC (Phần 3)
(Ảnh minh họa - Nguồn từ Internet)
Trường hợp khi phát sinh các chi phí khác, như chi phí lãi vay, chi phí đấu thầu (sau khi bù trừ với số tiền thu từ việc bán hồ sơ thầu), chi phí tháo dỡ hoàn trả mặt bằng (sau khi bù trừ với số phế liệu có thể thu hồi),... ghi:
Nợ Tài khoản 241 - xây dựng cơ bản dở dang (2412)
Có các Tài khoản 111, 112, 331, 335, 3411, 343...
Số tiền bán hồ sơ thầu sau khi bù trừ với chi phí đấu thầu, nếu còn thừa được kế toán giảm chi phí đầu tư xây dựng (ghi vào bên Có Tài khoản 241).
Trường hợp khoản tiền phạt nhà thầu thu được về bản chất làm giảm số phải thanh toán cho nhà thầu, ghi:
Nợ các Tài khoản 112, 331.
Có Tài khoản 241 - xây dựng cơ bản dở dang.
Khi công trình hoàn thành, việc nghiệm thu tổng thể đã được thực hiện xong, tài sản được bàn giao và đưa vào sử dụng: Nếu quyết toán được duyệt ngay thì căn cứ vào giá trị tài sản hình thành qua đầu tư được duyệt để ghi sổ. Nếu quyết toán chưa được phê duyệt thì ghi tăng giá trị của tài sản hình thành qua đầu tư theo giá tạm tính (giá tạm tính là chi phí thực tế đã bỏ ra để có được tài sản, căn cứ vào Tài khoản 241 để xác định giá tạm tính). Cả 2 trường hợp đều ghi như sau:
Nợ các Tài khoản 211, 213.
Có Tài khoản 241 - xây dựng cơ bản dở dang (giá được duyệt hoặc giá tạm tính).
Trường hợp công trình đã hoàn thành, nhưng chưa làm thủ tục bàn giao tài sản để đưa vào sử dụng, đang chờ lập hoặc duyệt quyết toán thì kế toán phải mở sổ chi tiết Tài khoản 241 - Xây dựng cơ bản dở dang theo dõi riêng công trình hoàn thành chờ bàn giao và duyệt quyết toán.
Khi quyết toán vốn đầu tư - xây dựng cơ bản hoàn thành được duyệt thì kế toán điều chỉnh lại giá tạm tính theo giá trị tài sản được duyệt, ghi:
- Nếu giá trị tài sản hình thành qua đầu tư - xây dựng cơ bản được duyệt có giá trị thấp hơn giá tạm tính:
Nợ Tài khoản 138 - Phải thu khác (chi phí duyệt bỏ phải thu hồi).
Có các Tài khoản 211, 213.
- Nếu giá trị tài sản hình thành qua đầu tư xây dựng cơ bản được duyệt có giá trị cao hơn giá tạm tính:
Nợ các Tài khoản 211, 213.
Có các Tài khoản liên quan.
- Nếu tài sản cố định đầu tư bằng nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản và được cấp có thẩm quyền cho phép tăng nguồn vốn đầu tư của chủ sở hữu thì đồng thời ghi:
Nợ Tài khoản 441 - Nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản.
Có Tài khoản 241 - xây dựng cơ bản dở dang (các khoản thiệt hại được duyệt bỏ).
Có Tài khoản 411 - Vốn đầu tư của chủ sở hữu (giá trị tài sản được duyệt).
- Kế toán tại chủ đầu tư, khi nhận bàn giao công trình đã được quyết toán, chủ đầu tư ghi nhận giá trị công trình là giá đã được quyết toán, ghi:
Nợ các Tài khoản 211, 213.
Nợ các Tài khoản 111, 112, 152, 153.
Có Tài khoản 136 - Phải thu nội bộ.
Có các Tài khoản 331, 333, ... (nhận nợ phải trả nếu có).
- Kế toán tại Ban quản lý dự án: Thực hiện theo quy định tại Thông tư 195/2012/TT-BTC (nếu có).
Công tác sửa chữa tài sản cố định của đơn vị cũng có thể tiến hành theo phương thức tự làm hoặc giao thầu.
- Khi chi phí sửa chữa tài sản cố định phát sinh được tập hợp vào bên Nợ Tài khoản 241 - xây dựng cơ bản dở dang (2413) và được chi tiết cho từng công trình, công việc sửa chữa tài sản cố định. Căn cứ chứng từ phát sinh chi phí để hạch toán:
Nợ Tài khoản 241 - xây dựng cơ bản dở dang (2413) (tổng giá thanh toán).
Có các Tài khoản 111, 112, 152, 214, 334,... (tổng giá thanh toán).
- Khi công trình sửa chữa hoàn thành, nếu không đủ điều kiện ghi tăng nguyên giá tài sản cố định:
Nợ Tài khoản 642 - Chi phí quản lý doanh nghiệp.
Nợ Tài khoản 242 - Chi phí trả trước (nếu phát sinh lớn được phân bổ dần).
Nợ Tài khoản 352 - Dự phòng phải trả (nếu trích trước chi phí sửa chữa định kỳ).
Có Tài khoản 241 - xây dựng cơ bản dở dang (2413).
- Trường hợp sửa chữa cải tạo, nâng cấp thỏa mãn điều kiện ghi tăng nguyên giá tài sản cố định, ghi:
Nợ các Tài khoản 211, 213.
Có Tài khoản 241 - xây dựng cơ bản dở dang (2413).
Click >> VÀO ĐÂY để quay lại từ đây.