Pháp luật hiện hành quy định như thế nào đối với Tài khoản 241 - Xây dựng cơ bản dở dang? – Minh Anh (Kiên Giang).
>> Hướng dẫn tài khoản 241 (xây dựng cơ bản dở dang) theo Thông tư 200/2014/TT-BTC (Phần 2)
>> Hướng dẫn tài khoản 211 (tài sản cố định hữu hình) theo Thông tư 200/2014/TT-BTC (Phần 11)
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 46 Thông tư 200/2014/TT-BTC (được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 1 Điều 13 Thông tư 177/2015/TT-BTC), nguyên tắc kế toán của Tài khoản 241 đối với Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam được quy định như sau:
Tài khoản 241 chỉ sử dụng ở đơn vị không thành lập Ban quản lý dự án để phản ánh chi phí thực hiện các dự án đầu tư xây dựng cơ bản (bao gồm chi phí mua sắm mới tài sản cố định, xây dựng mới hoặc sửa chữa, cải tạo, mở rộng hay trang bị lại kỹ thuật công trình) và tình hình quyết toán dự án đầu tư xây dựng cơ bản ở các đơn vị có tiến hành công tác mua sắm tài sản cố định, đầu tư xây dựng cơ bản, sửa chữa lớn tài sản cố định.
Các đơn vị có thành lập Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng và tổ chức bộ máy kế toán riêng thì thực hiện theo quy định của Thông tư 195/2012/TT-BTC hướng dẫn Chế độ kế toán đơn vị chủ đầu tư.
Toàn văn File Word Thông tư hướng dẫn chế độ kế toán năm 2023 |
Hướng dẫn tài khoản 241 - Xây dựng cơ bản dở dang theo Thông tư 200/2014/TT-BTC
(Ảnh minh họa – Nguồn từ Internet)
Chi phí thực hiện các dự án đầu tư xây dựng cơ bản là toàn bộ chi phí cần thiết để xây dựng mới hoặc sửa chữa, cải tạo, mở rộng hay trang bị lại kỹ thuật công trình. Chi phí đầu tư xây dựng cơ bản được xác định trên cơ sở khối lượng công việc, hệ thống định mức, chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật và các chế độ chính sách của Nhà nước, đồng thời phải phù hợp những yếu tố khách quan của thị trường trong từng thời kỳ và được thực hiện theo quy chế về quản lý đầu tư xây dựng cơ bản. Chi phí đầu tư xây dựng cơ bản, bao gồm:
- Chi phí xây dựng.
- Chi phí thiết bị.
- Chi phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.
- Chi phí quản lý dự án.
- Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng.
- Chi phí khác.
Tài khoản 241 được mở chi tiết theo từng công trình, hạng mục công trình và ở mỗi hạng mục công trình phải được hạch toán chi tiết từng nội dung chi phí đầu tư xây dựng cơ bản và được theo dõi lũy kế kể từ khi khởi công đến khi công trình, hạng mục công trình hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng.
Khi đầu tư xây dựng cơ bản các chi phí xây lắp, chi phí thiết bị thường tính trực tiếp cho từng công trình; Các chi phí quản lý dự án và chi phí khác thường được chi chung. Chủ đầu tư phải tiến hành tính toán, phân bổ chi phí quản lý dự án và chi phí khác cho từng công trình theo nguyên tắc:
- Nếu xác định được riêng các chi phí quản lý dự án và chi phí khác liên quan trực tiếp đến từng công trình thì tính trực tiếp cho công trình đó.
- Các chi phí quản lý dự án và chi phí khác chi chung có liên quan đến nhiều công trình mà không tính trực tiếp được cho từng công trình thì đơn vị được quyền phân bổ theo những tiêu thức phù hợp nhất với từng công trình.
Trường hợp dự án đã hoàn thành đưa vào sử dụng nhưng quyết toán dự án chưa được duyệt thì đơn vị ghi tăng nguyên giá tài sản cố định theo giá tạm tính (giá tạm tính phải căn cứ vào chi phí thực tế đã bỏ ra để có được tài sản cố định) để trích khấu hao, nhưng sau đó phải điều chỉnh theo giá quyết toán được phê duyệt.
Chi phí sửa chữa, bảo dưỡng, duy trì cho tài sản cố định hoạt động bình thường được hạch toán trực tiếp vào chi phí hoạt động trong kỳ. Đối với các tài sản cố định theo yêu cầu kỹ thuật phải sửa chữa, bảo trì, duy tu định kỳ, kế toán được trích lập dự phòng phải trả và tính trước vào chi phí hoạt động để có nguồn trang trải khi việc sửa chữa, bảo trì phát sinh.
Quý khách hàng xem tiếp tục >> Hướng dẫn tài khoản 241 (xây dựng cơ bản dở dang) theo Thông tư 200/2014/TT-BTC (Phần 2).