PHÁP LÝ KHỞI NGHIỆP tiếp tục hướng dẫn tài khoản 156 (hàng hóa) theo Thông tư 200/2014/TT-BTC qua bài viết sau đây:
>> Hướng dẫn tài khoản 156 (hàng hóa) theo Thông tư 200/2014/TT-BTC (Phần 4)
>> Hướng dẫn tài khoản 156 (hàng hóa) theo Thông tư 200/2014/TT-BTC (Phần 3)
Tại phần 4 của bài viết đã nêu phương pháp kế toán trong trường hợp doanh nghiệp hạch toán hàng hóa tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên của Tài khoản 156 - Hàng hóa đối với 5 giao dịch kinh tế chủ yếu căn cứ theo quy định tại điểm 3.1 khoản 3 Điều 29 Thông tư 200/2014/TT-BTC, sau đây là 5 giao dịch kinh tế chủ yếu tiếp theo:
....
Khi mua hàng hóa theo phương thức trả chậm, trả góp, ghi:
Nợ Tài khoản 156 - Hàng hóa (theo giá mua trả tiền ngay).
Nợ Tài khoản 133 - Thuế giá trị gia tăng được khấu trừ (nếu có).
Nợ Tài khoản 242 - Chi phí trả trước {phần lãi trả chậm là số chênh lệch giữa tổng số tiền phải thanh toán trừ (-) Giá mua trả tiền ngay trừ thuế giá trị gia tăng (nếu được khấu trừ)}.
Có Tài khoản 331 - Phải trả cho người bán (tổng giá thanh toán).
Định kỳ, tính vào chi phí tài chính số lãi mua hàng trả chậm, trả góp phải trả, ghi:
Nợ Tài khoản 635 - Chi phí tài chính.
Có Tài khoản 242 - Chi phí trả trước.
Toàn văn File Word Thông tư hướng dẫn chế độ kế toán năm 2023 |
Hướng dẫn Tài khoản 156 - Hàng hóa theo Thông tư 200/2014/TT-BTC (Phần 5) (Ảnh minh họa - Nguồn từ Internet)
Khi mua hàng hoá bất động sản về để bán, kế toán phản ánh giá mua và các chi phí liên quan trực tiếp đến việc mua hàng hóa bất động sản, ghi:
Nợ Tài khoản 1567 - Hàng hoá bất động sản (giá mua chưa có thuế giá trị gia tăng).
Nợ Tài khoản 133 - Thuế giá trị gia tăng được khấu trừ (1332).
Có các Tài khoản 111, 112, 331,...
- Khi có quyết định sửa chữa, cải tạo, nâng cấp bất động sản đầu tư để bán, ghi:
Nợ Tài khoản 156 - Hàng hóa (Tài khoản 1567) (giá trị còn lại của bất động sản đầu tư).
Nợ Tài khoản 214 - Hao mòn tài sản cố định ((2147) - Số hao mòn lũy kế).
Có Tài khoản 217 - Bất động sản đầu tư (nguyên giá).
- Khi phát sinh các chi phí sửa chữa, cải tạo, nâng cấp triển khai cho mục đích bán, ghi:
Nợ Tài khoản 154 - Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang.
Nợ Tài khoản 133 - Thuế giá trị gia tăng được khấu trừ.
Có các Tài khoản 111, 112, 152, 334, 331,...
- Khi kết thúc giai đoạn sửa chữa, cải tạo, nâng cấp triển khai cho mục đích bán, kết chuyển toàn bộ chi phí ghi tăng giá trị hàng hóa bất động sản, ghi:
Nợ Tài khoản 156 - Hàng hóa (1567).
Có Tài khoản 154 - Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang.
Trị giá hàng hóa xuất bán được xác định là tiêu thụ, ghi:
Nợ Tài khoản 632 - Giá vốn hàng bán.
Có Tài khoản 156 - Hàng hóa (1561).
Đồng thời kế toán phản ánh doanh thu bán hàng:
- Nếu tách ngay được các loại thuế gián thu tại thời điểm ghi nhận doanh thu, ghi:
Nợ các Tài 111, 112, 131,... (tổng giá thanh toán).
Có Tài khoản 511 - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ.
Có Tài khoản 333 - Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước.
- Nếu không tách ngay được thuế, kế toán ghi nhận doanh thu bao gồm cả thuế. Định kỳ kế toán xác định số thuế phải nộp và ghi giảm doanh thu, ghi:
Nợ Tài khoản 511 - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ(tổng giá thanh toán).
Có Tài khoản 333 - Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước.
- Khi xuất kho hàng hóa đưa đi gia công, chế biến, ghi:
Nợ Tài khoản 154 - Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang.
Có Tài khoản 156 - Hàng hóa (1561).
- Chi phí gia công, chế biến hàng hóa, ghi:
Nợ Tài khoản 154 - Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang.
Nợ Tài khoản 133 - Thuế giá trị gia tăng được khấu trừ (nếu có).
Có các Tài khoản 111, 112, 331,...
- Khi gia công xong nhập lại kho hàng hóa, ghi:
Nợ Tài khoản 156 - Hàng hóa (1561).
Có Tài khoản 154 - Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang.
Quý khách hàng xem tiếp >> Hướng dẫn tài khoản 156 (hàng hóa) theo Thông tư 200/2014/TT-BTC (Phần 6).