PHÁP LUẬT DOANH NGHIỆP tiếp tục hướng dẫn tài khoản 155 (thành phẩm) qua bài viết sau đây:
>> Hướng dẫn tài khoản 155 (thành phẩm) theo Thông tư 200/2014/TT-BTC (Phần 3)
>> Hướng dẫn tài khoản 155 (thành phẩm) theo Thông tư 200/2014/TT-BTC (Phần 2)
Căn cứ Điều 28 Thông tư 200/2014/TT-BTC, bài viết này tiếp tục đề cập đến phương pháp kế toán một số giao dịch kinh tế chủ yếu trên tài khoản 155 (thành phẩm) trong doanh nghiệp kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên. Cụ thể như sau:
Xuất kho thành phẩm đưa đi góp vốn vào công ty con, công ty liên doanh, liên kết, ghi:
Nợ các tài khoản 221, 222 (theo giá đánh giá lại).
Nợ tài khoản 811 - Chi phí khác (chênh lệch giữa giá đánh giá lại nhỏ hơn giá trị ghi sổ của thành phẩm).
Có tài khoản 155 - Thành phẩm.
Có tài khoản 711 - Thu nhập khác (chênh lệch giữa giá đánh giá lại lớn hơn giá trị ghi sổ của thành phẩm).
Toàn văn File Word Thông tư hướng dẫn chế độ kế toán năm 2023 |
Hướng dẫn tài khoản 155 (thành phẩm) theo Thông tư 200/2014/TT-BTC (Phần 4) (Ảnh minh họa - Nguồn từ Internet)
Khi xuất kho thành phẩm dùng để mua lại phần vốn góp tại công ty con, công ty liên doanh, liên kết, ghi:
- Ghi nhận doanh thu bán thành phẩm và khoản đầu tư vào công ty con, công ty liên doanh, liên kết, ghi:
Nợ các tài khoản 221, 222 (theo giá trị hợp lý).
Có tài khoản 511- Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ.
Có tài khoản 3331 - Thuế giá trị gia tăng đầu ra phải nộp.
- Ghi nhận giá vốn thành phẩm dùng để mua lại phần vốn góp tại công ty con, công ty liên doanh, liên kết, ghi:
Nợ tài khoản 632 - Giá vốn hàng bán.
Có tài khoản 155 - Thành phẩm.
Mọi trường hợp phát hiện thừa, thiếu thành phẩm khi kiểm kê đều phải lập biên bản và truy tìm nguyên nhân xác định người phạm lỗi. Căn cứ vào biên bản kiểm kê và quyết định xử lý của cấp có thẩm quyền để ghi sổ kế toán:
- Nếu thừa, thiếu thành phẩm do nhầm lẫn hoặc chưa ghi sổ kế toán phải tiến hành ghi bổ sung hoặc điều chỉnh lại số liệu trên sổ kế toán.
- Trường hợp chưa xác định được nguyên nhân thừa, thiếu phải chờ xử lý:
+ Nếu thừa, ghi:
Nợ tài khoản 155 - Thành phẩm (theo giá trị hợp lý).
Có tài khoản 338 - Phải trả, phải nộp khác (3381).
Khi có quyết định xử lý của cấp có thẩm quyền, ghi:
Nợ tài khoản 338 - Phải trả, phải nộp khác.
Có các tài khoản liên quan.
+ Nếu thiếu, ghi:
Nợ tài khoản 138 - Phải thu khác (1381 - Tài sản thiếu chờ xử lý).
Có tài khoản 155 - Thành phẩm.
- Khi có quyết định xử lý của cấp có thẩm quyền, kế toán ghi:
Nợ các tài khoản 111, 112,.... (nếu cá nhân phạm lỗi bồi thường bằng tiền).
Nợ tài khoản 334 - Phải trả người lao động (trừ vào lương của cá nhân phạm lỗi ).
Nợ tài khoản 138 - Phải thu khác (1388) (phải thu bồi thường của người phạm lỗi).
Nợ tài khoản 632 - Giá vốn hàng bán (phần giá trị hao hụt, mất mát còn lại sau khi trừ số thu bồi thường).
Có tài khoản 138 - Phải thu khác (1381).
Kế toán trả lương cho người lao động bằng sản phẩm như sau:
- Doanh thu của sản phẩm dùng để trả lương cho người lao động, ghi:
Nợ tài khoản 334 - Phải trả người lao động (tổng giá thanh toán).
Có tài khoản 511 - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ.
Có tài khoản 3331 - Thuế giá trị gia tăng phải nộp (33311).
Có tài khoản 3335 - Thuế thu nhập cá nhân (nếu có).
- Ghi nhận giá vốn hàng bán đối với giá trị sản phẩm dùng để trả lương cho công nhân viên và người lao động:
Nợ tài khoản 632 - Giá vốn hàng bán.
Có tài khoản 155 - Thành phẩm.
Phản ánh giá vốn thành phẩm ứ đọng, không cần dùng khi thanh lý, nhượng bán, ghi:
Nợ tài khoản 632 - Giá vốn hàng bán.
Có tài khoản 155 - Thành phẩm.
Quý khách hàng xem tiếp >> Hướng dẫn tài khoản 155 (thành phẩm) theo Thông tư 200/2014/TT-BTC (Phần 5)