PHÁP LUẬT DOANH NGHIỆP tiếp tục hướng dẫn tài khoản 155 (thành phẩm) qua bài viết sau đây:
>> Hướng dẫn tài khoản 155 (thành phẩm) theo Thông tư 200/2014/TT-BTC (Phần 2)
>> Hướng dẫn tài khoản 155 (thành phẩm) theo Thông tư 200/2014/TT-BTC
Căn cứ Điều 28 Thông tư 200/2014/TT-BTC, PHÁP LUẬT DOANH NGHIỆP tiếp tục hướng dẫn tài khoản 155 (thành phẩm) như sau:
Bài viết tiếp tục hướng dẫn phương pháp kế toán khi xuất kho thành phẩm để bán cho khách hàng đối với doanh nghiệp kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên. Cụ thể là nội dung về phương pháp kế toán giá vốn thành phẩm bất động sản được xác định là đã bán đối với các công trình doanh nghiệp là chủ đầu tư:
- Đối với phần giá trị thành phẩm đã hoàn thành, khi xuất bán, ghi:
Nợ tài khoản 632 - Giá vốn hàng bán.
Có tài khoản 155 - Thành phẩm.
- Khi trích trước chi phí để tạm tính giá vốn thành phẩm bất động sản đã bán trong kỳ, ghi:
Nợ tài khoản 632 - Giá vốn hàng bán.
Có tài khoản 335 - Chi phí phải trả.
- Các chi phí đầu tư, xây dựng thực tế phát sinh đã có đủ hồ sơ tài liệu và được nghiệm thu được tập hợp để tính chi phí đầu tư xây dựng bất động sản, ghi:
Nợ tài khoản 154 - Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang.
Nợ tài khoản 133 - Thuế giá trị gia tăng được khấu trừ.
Có các tài khoản liên quan.
- Khi các khoản chi phí trích trước đã có đủ hồ sơ, tài liệu chứng minh là đã thực tế phát sinh, kế toán ghi giảm khoản chi phí trích trước và ghi giảm chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang, ghi:
Nợ tài khoản 335 - Chi phí phải trả.
Có tài khoản 154 - Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang.
- Khi toàn bộ dự án bất động sản hoàn thành, kế toán phải quyết toán và ghi giảm số dư khoản chi phí trích trước còn lại (nếu có), ghi:
Nợ tài khoản 335 - Chi phí phải trả.
Có tài khoản 154 - Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang.
Có tài khoản 632 - Giá vốn hàng bán (phần chênh lệch giữa số chi phí trích trước còn lại cao hơn chi phí thực tế phát sinh).
Toàn văn File Word Thông tư hướng dẫn chế độ kế toán năm 2023 |
Hướng dẫn tài khoản 155 (thành phẩm) theo Thông tư 200/2014/TT-BTC (Phần 3) (Ảnh minh họa - Nguồn từ Internet)
Xuất kho thành phẩm gửi đi bán, xuất kho cho các cơ sở nhận bán hàng đại lý, ký gửi, ghi:
Nợ tài khoản 157 - Hàng gửi đi bán (gửi bán đại lý).
Có tài khoản 155 - Thành phẩm.
Khi người mua trả lại số thành phẩm đã bán: Trường hợp thành phẩm đã bán bị trả lại thuộc đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ, kế toán phản ánh doanh thu hàng bán bị trả lại theo giá bán chưa có thuế giá trị gia tăng, ghi:
Nợ tài khoản 521 - Các khoản giảm trừ doanh thu (5213).
Nợ tài khoản 3331 - Thuế giá trị gia tăng phải nộp (33311).
Có các tài khoản 111, 112, 131,... (tổng giá trị của hàng bán bị trả lại).
Đồng thời phản ánh giá vốn của thành phẩm đã bán nhập lại kho, ghi:
Nợ tài khoản 155 - Thành phẩm.
Có tài khoản 632 - Giá vốn hàng bán.
Kế toán sản phẩm tiêu dùng nội bộ:
Nợ các tài khoản 641, 642, 241, 211.
Có tài khoản 155 - Thành phẩm.
Xuất kho thành phẩm chuyển cho các đơn vị hạch toán phụ thuộc trong nội bộ doanh nghiệp:
- Trường hợp đơn vị hạch toán phụ thuộc được phân cấp ghi nhận doanh thu, giá vốn, kế toán ghi nhận giá vốn thành phẩm xuất bán, ghi:
Nợ tài khoản 632 - Giá vốn hàng bán.
Có tài khoản 155 - Thành phẩm.
- Trường hợp đơn vị hạch toán phụ thuộc không được phân cấp ghi nhận doanh thu, giá vốn, kế toán ghi nhận giá trị sản phẩm luân chuyển giữa các khâu trong nội bộ doanh nghiệp là khoản phải thu nội bộ, ghi:
Nợ tài khoản 136 - Phải thu nội bộ.
Có tài khoản 155 - Thành phẩm.
Có tài khoản 333 - Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước (chi tiết từng loại thuế).
Quý khách hàng xem tiếp >> Hướng dẫn tài khoản 155 (thành phẩm) theo Thông tư 200/2014/TT-BTC (Phần 4)